Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Chu Thị Thu Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Vân Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Chấn thương hàm mặt, kết quả chăm sóc

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc của người bệnh chấn thương hàm mặt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, không đối chứng 182 bệnh nhân chấn thương hàm mặt đơn thuần, được điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa người bệnh có và không có bệnh lý kết hợp, có và không có biến chứng sau mổ, chăm sóc răng miệng 1 lần/ngày và  ≥ 2 lần/ngày, thời gian rút dẫn lưu ≤ 48 giờ và rút dẫn lưu > 48 giờ, được và không được chăm sóc tâm lý, tư vấn với kết quả chăm sóc. Kết luận: Để nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh chấn thương hàm mặt cần chú ý đến các yếu tố như điều trị tốt các bệnh lý mắc kèm, hạn chế các biến chứng sau mổ, rút dẫn lưu sớm, chú trọng công tác chăm sóc tâm lý và tư vấn cho người bệnh.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2018) Quy trình chăm sóc bệnh nhân chấn thương hàm mặt.
2. Khuất Nhật Minh (2015) Hiệu quả công tác vệ sinh răng miệng trước phẫu thuật ở bệnh nhân chấn thương hàm mặt trước mổ tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội năm 2015. Đề tài tốt nghiệp hệ cử nhân, Trường Đại học Thăng Long.
3. Lê Văn Sơn (2013) Bệnh lý và Phẫu thuật Hàm mặt. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 9-60.
4. Nguyễn Văn Sáng (2019) Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ ở trẻ bệnh dưới năm tuổi sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện nhi Trung ương. Khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ Điều dưỡng trường Đại học Thăng Long.
5. Batista AM, Marques LS, Batista AE et al (2012) Urban-rural differences in oral and maxillofacial trauma. Braz Oral Res 26(2): 132-138.
6. Chukwulebe S, Hogrefe C (2019) The diagnosis and management of facial bone fractures. Emerg Med Clin North Am 37(1): 137-151.
7. Kim J, Hwang W (2018) Delayed reduction of zygomatic arch fracture: effectiveness of the rowe zygoma elevator. J Craniofac Surg 29(7): 639-640.
8. Viozzi CF (2017) Maxillofacial and mandibular fractures in sports. Clin Sports Med 36(2): 355-368