Đánh giá hiệu quả truyền khối hồng cầu tại Khoa Huyết học lâm sàng-Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Đỗ Thị Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thu Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phan Văn Phương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Thị Lan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Thanh Huế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thanh Vân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Hiệu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi của tế bào máu ngoại vi và đánh giá một số phản ứng sớm liên quan đến truyền khối hồng cầu. Đối tượng và phương pháp: 65 lượt bệnh nhân thiếu máu được truyền khối hồng cầu tại Khoa Huyết học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2022 đến tháng 04/2022. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân được truyền khối hồng cầu là 61,1 ± 17,7 (21 - 93) tuổi, độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 52,3%, tỷ lệ nam/ nữ lần lượt là 1,7/1. Có 6,16% bệnh nhân gặp phản ứng sớm liên quan đến truyền khối hồng cầu. 100% bệnh nhân sau truyền có số lượng hồng cầu, huyết sắc tố tăng. Lượng huyết sắc tố sau truyền 100ml khối hồng cầu trung bình tăng 66,52 ± 41,42mg/kg. Kết luận: Số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố, hematocrit tăng sau truyền khối hồng cầu. Không có sự thay đổi có ý nghĩa về số lượng bạch cầu và số lượng tiểu cầu. Tỷ lệ phản ứng sớm liên quan đến truyền khối hồng cầu chiếm 6,16%. Phản ứng truyền máu sớm hay gặp là sốt, ngứa, nổi mày đay và rét run. Phản ứng gặp nhiều hơn ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính và truyền máu nhiều lần.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (2011) Sử dụng máu trong lâm sàng, tr. 129-142.
2. Nguyễn Thị Hồng (2006) Nghiên cứu tình hình sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ cho cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hương Liên (2006) Nghiên cứu thực trạng truyền máu tại Hà Tây trước và sau khi nhận máu của Trung tâm truyền máu khu vực Hà Nội. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hương Thủy (2014) Nghiên cứu chỉ định và hiệu quả truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu tại Bệnh viện Hữu Nghị. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Minh An (2004) Các loại bệnh cần có điều trị hỗ trợ bằng truyền máu. Một số chuyên đề Huyết học- Truyền máu, 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 170-187.
6. Susan KF, Jacob H, Andrew B, Allison RJs, Michelle RB (2017) Adverse Reactions to Transfusion of Blood Products and Best practices for Prevention. Critical Care Nursing Clinics of North America 29(3): 271-290.
7. Raval JS, Griggs JR, Fleg A (2022) Blood product transfusion in adults: indications, adverse reactions, and modifications. Am Fam Physician 102(1): 30-38.