Khảo sát đặc điểm nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh nhân hồi sức tích cực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Tài Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đào Văn Duy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Dương Thị Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Thân Thị Phượng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Thuận Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lưu Xuân Huân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhiễm trùng tiết niệu, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh nhân hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: 89 bệnh nhân chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực thời gian từ năm 2018 đến năm 2021 được đưa vào nghiên cứu, mô tả các đặc điểm từ đó rút ra kết luận. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận: Bệnh nhân nam giới mắc nhiều hơn nữ, tuổi trên 65 mắc nhiều hơn các nhóm tuổi còn lại. Bạch cầu niệu và nồng độ procalcitonin máu có giá trị trong chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu. Chủng vi sinh vật gây nhiễm trùng tiết niệu phổ biến là Candida spp. E. coli

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Trưởng Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm trùng tiết niệu liên quan đến đặt ống thông tiểu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Bộ Y Tế, Editor, Hà Nội.
2. Lê Thị Bình (2014) Thực trạng nhiễm trùng tiết niệu mắc phải sau đặt thông tiểu tại Bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành.
3. Nguyễn Thành Công (2013) Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân đặt thông tiểu lưu.
4. Trần Thị Hà Phương (2014) Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2014.
5. Kauffman CA, Vazquez JA, Sobel JD et al (2000) Prospective multicenter surveillance study of funguria in hospitalized patients. The National Institute for Allergy and Infectious Diseases (NIAID) Mycoses Study Group. Clin Infect Dis 30(1): 14-8.
6. Platt R, Polk BF, Murdock B et al (1986) Risk factors for nosocomial urinary tract infection. Am J Epidemiol 124(6): 977-85.
7. Tambyah PA, Maki DG (2000) The relationship between pyuria and infection in patients with indwelling urinary catheters: a prospective study of 761 patients. Arch Intern Med 160(5): 673-677.
8. Weiner LM, Webb AK, Limbago B et al (2016) Antimicrobial-Resistant Pathogens Associated With Healthcare-Associated Infections: Summary of Data Reported to the National Healthcare Safety Network at the Centers for Disease Control and Prevention, 2011-2014. Infect Control Hosp Epidemiol 37(11) 1288-1301.
9. Orimo H, Ito H, Suzuki T et al (2006) Reviewing the definition of “elderly”. Geriatrics and Gerontology International 6.