Đánh giá nguy cơ ngã ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan

  • Nguyễn Thị Thu Hiền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Kim Ngọc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Quỳnh Hoa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thắm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Hiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Kim Ân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Diệu Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Tố Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tống Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ngã, người cao tuổi, thang điểm Tinetti

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá nguy cơ ngã ở các bệnh nhân cao tuổi và bước đầu tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 45 người bệnh nội trú trên 60 tuổi tại Khoa Nội Thần Kinh, Viện Thần Kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 04 đến tháng 07 năm 2021. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 68,4 ± 6,17 năm; 71,1% bệnh nhân là nam giới. Tỷ lệ ngã trong 2 năm gần đây là 22,2%, các yếu tố như có bất thường về giác quan, bệnh cơ xương khớp, bệnh thần kinh có liên quan tới ngã trong 2 năm gần đây với khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điểm Tinetti trung bình là 21,47 ± 7,07; 31,1% bệnh nhân có nguy cơ cao theo thang điểm Tinetti, 35,7% bệnh nhân nguy cơ cao theo điểm Tinetti có ngã. Kết luận: Các bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ ngã cao, nguy cơ ngã tăng khi mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, giảm thị lực, thính lực và các bệnh lý thần kinh. Bệnh nhân có điểm tinetti thấp có nguy cơ ngã cao và là nhóm cần được đánh giá và có các can thiệp giúp giảm nguy cơ ngã.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2008) WHO global report on falls prevention in older age. World Health Organization, Geneva, Switzerland.
2. Tinetti ME, Williams FT and Mayewski R (1986) A fall risk index for elderly patients based on number of chronic disabilities. American Journal of Medicine 80: 429-434.
3. Chu LW, Chi I, Chiu AYY (2005) Incidence and predictors of falls in the chinese elderly. Ann Acad Med Singap 34(1): 60-72.
4. Cruz DT, Leite ICG (2018) Falls and associated factors among elderly persons residing in the community. Rev. Bras. Geriatr. Gerontol 21(5): 532-541.
5. Ha VT, Nguyen TN, Nguyen TX, Nguyen HTT, Nguyen TTH, Nguyen AT, Pham T, Vu HTT (2021) Prevalence and factors associated with falls among older outpatients. Int J Environ Res Public Health 18(8): 4041.
6. Raîche M et al (2010) Screening older adults at risk of falling with the Tinetti balance scale. The Lancet 356: 9234.
7. Agudelo-Botero M, Giraldo-Rodríguez L, Murillo-González JC, Mino-León D, Cruz-Arenas E (2018) Factors associated with occasional and recurrent falls in Mexican community-dwelling older people. PLoS ONE 13.