Rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não cấp

  • Phạm Tiến Tuyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tạ Văn Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Hải Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Thị Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thu Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Lưu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đột quỵ nhồi máu não cấp, rối loạn nuốt

Tóm tắt

Bệnh nhân nhồi máu não cấp có rối loạn nuốt làm tăng nguy cơ viêm phổi, có liên quan tới kết cục xấu của bệnh nhân. Các nghiên cứu nhận định rối loạn nuốt ảnh hưởng tới 2/3 bệnh nhân đột quỵ tùy thuộc vào loại đột quỵ, vị trí, kích thước và mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng. Phát hiện sớm rối loạn nuốt trong đột quỵ não cấp, can thiệp kịp thời giúp bệnh nhân hạn chế các biến chứng và giảm tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp tại Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn nuốt ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp. Đối tượng và phương pháp: Gồm 107 bệnh nhân nhồi máu não cấp nhập viện trong 72 giờ đầu, được sàng lọc rối loạn nuốt bằng phương pháp GUSS tại Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 2/2019 đến tháng 10/2019. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não là 41,1%. Có 43,1% bệnh nhân có rối loạn nuốt phải đặt sonde ăn, 9,0% bệnh nhân rối loạn nuốt bị viêm phổi trong thời gian nằm viện. Điểm Glasgow, điểm NIHSS khi vào viện có liên quan tới tình trạng rối loạn nuốt. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não cấp chiếm 41,1%. Tình trạng rối loạn ý thức và thiếu hụt thần kinh (đánh giá theo thang điểm NIHSS), vị trí tổn thương tại thân não có liên quan tới tình trạng rối loạn nuốt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hamidon BB, Nabil I, Raymond AA (2006) Risk factors and outcome of dysphagia after an acute ischaemic stroke. Med J Malaysia 61: 553-537.
2. Ickenstein GW et al (2005) Predictors of survival after severe dysphagic strok. J Neurol 252: 1510-1516.
3. Hughes SM et al (2011) Management of dysphagia in stroke patient. Nurs Older People 23: 21-24.
4. Paciaroni M et al (2004) Dysphagia following stroke. Eur Neurol 51: 162-167.
5. Masrur S et al (2013) Dysphagia screening and hospital-acquired pneumonia in patients with acute ischemic stroke. J Stroke. Cerebrovasc Dis 22: 301-309.
6. Al-Khaled M, Matthis C, Binder A, Mudter J, Schattschneider J, Pulkowski U, Strohmaier T, Niehoff T, Zybur R, Eggers J, Valdueza JM, Royl G; for QugSS II Group (2016) Dysphagia in patients with acute ischemic stroke: early dysphagia screening may reduce stroke-related pneumonia and improve stroke outcomes. Cerebrovasc Dis 42(1-2): 81-89. doi: 10.1159/000445299.