Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2021

  • Nguyễn Thị Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Ngọc Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ngọc Mai Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Chu Việt Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Thị Hồng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Duy Cương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, tuân thủ điều trị, điều trị ngoại trú

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (UBTG) điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 384 người bệnh UBTG > 18 tuổi, điều trị ngoại trú. Đánh giá tuân thủ điều trị theo 4 tiêu chí: Tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ chế độ luyện tập, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tuân thủ phòng tránh các yếu tố nguy cơ. Theo WHO, có 5 yếu tố liên quan tuân thủ điều trị: Tình trạng bệnh, người bệnh, kinh tế-xã hội, điều trị bệnh và cơ sở y tế. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ điều trị là 43,2%, trong đó có tuân thủ dùng thuốc (45,8%); tuân thủ chế độ dinh dưỡng (51,6%); tuân thủ phòng tránh các yếu tố nguy cơ gồm: Không hút thuốc lá, thuốc lào (85,9%), tuân thủ điều trị viêm gan virus (71,6%), không uống rượu bia (62,0%); tuân thủ chế độ luyện tập (48,7%). Tuân thủ điều trị liên quan (p<0,05) đến khó khăn khi uống thuốc; tác dụng phụ của thuốc; tài chính; hiểu biết kiến thức về bệnh, phương pháp điều trị và cách dùng thuốc; mức độ tin tưởng bác sĩ điều trị. Kết luận: 43,2% người bệnh tuân thủ điều trị. Người bệnh không khó khăn khi uống thuốc; không có tác dụng phụ của thuốc; không khó khăn về tài chính; có hỗ trợ của người thân hay bạn bè/hàng xóm; hiểu biết rõ kiến thức về bệnh, phương pháp điều trị và cách dùng thuốc; tin tưởng vào bác sĩ điều trị thì tuân thủ tốt hơn

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hà Văn Mạo (2006) Dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ của ung thư gan nguyên phát. Nhà xuất bản Y học; 2, tr. 13-22.
2. Sabata E (2003) On behalf of the WHO. Adherence to long-term therapies: Evidence for action. Geneva: World Health Organization.
3. WHO (2010) Global Recommendations on Physical Activity for Health. WHO guidelines approved by the guidelines review committee, Geneva.
4. Selena ZK, Marta H, Jennifer CL (2017) Factors associated with medication non-adherence in patients with end-stage liver disease. Dig Dis Sci 62(2): 543–549.
5. Luciana K, Aline LC, Regiane SSM (2017) Adherence to BCLC recommendations for the treatment of hepatocellular carcinoma: Impact on survival according to stage. Clinics 72(8): 454-460.
6. Madhur G, Rafi K, Amanda B (2015) The impact of dietary regimen compliance on outcomes for head and neck cancer patients treated with definitive radiation therapy. American Society of Clinical Oncology 33(15). DOI: 10.1200/jco.2015.33.15_suppl.e17100.
7. Pfizer Corporation (2012) Awareness and survey on leaving drink of prescriptiondrugs [Internet]. Tokyo: Pfizer Corporation.
8. Van WH, Stuiver MM, Van HWH et al (2015) Effect of low-intensity physical activity and moderate- to high-intensity physical exercise during adjuvant chemotherapy on physical fitness, fatigue, and chemotherapy completion rates: Results of the paces randomized, Clinical Trial. J Clin Oncol 33: 1918-1927.
9. Rector TS, Venus PJ (2004) Do drug benefits help medicare beneficiaries afford prescribed drugs? Health Aff (Millwood) 23: 213–222.
10. DiMatteo MR (2004) Social support and patient adherence to medical treatment: A meta-analysis. Health Psychol 23: 207-218.