Khảo sát đặc điểm của người bệnh đến Phòng Tư vấn “Ngày đầu tiên” Bệnh viện Quân y 354

  • Trần Thị Phương Lan Bệnh viện Quân y 354

Main Article Content

Keywords

Tư vấn, dinh dưỡng, bệnh mạn tính, Bệnh viện Quân y 354

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm và nhu cầu tư vấn của người bệnh đến Phòng Tư vấn “Ngày đầu tiên” Bệnh viện Quân y 354. Đối tượng và phương pháp: 1.300 người bệnh được chẩn đoán mắc các bệnh như: Gan mật, tăng huyết áp, đái tháo đường… Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của người bệnh là 56,31 ± 5,96 tuổi, không có sự khác biệt giữa nam và nữ, với p>0,05. Nhóm bệnh gan mật chiếm 38%; đái tháo đường là 32%; tăng huyết áp chiếm 30%. Tỷ lệ người bệnh có BMI từ 25 trở lên là 74%, tỷ lệ người bệnh có chỉ số nguy cơ eo/hông lớn hơn 1 là 51,69%, số phần trăm mỡ thừa so với trọng lượng cơ thể là 70,46%, tỉ lệ thừa cân so với mốc cân chuẩn là 57%. Người bệnh có chỉ số men gan AST tăng chiếm 34,15%, đường máu > 7mmol/L chiếm 60,69%, chỉ số HbA1c > 6,5 - 7,5% là 33,23%, người bệnh có thói quen luyện tập nhiều nhất là 3 ngày/tuần chiếm 36,92%, tuân thủ sử dụng thuốc hàng ngày là 83%, thói quen sử dụng rượu bia của người bệnh chiếm 39,25%, chưa ăn uống điều độ chiếm 75,31%. Người bệnh có nhu cầu được tư vấn tối đa 100% là chế độ ăn, chế độ luyện tập và chế độ theo dõi các chỉ số men gan, đường máu, huyết áp. Kết luận: Bệnh nhân đến phòng tư vấn đa số là người lớn tuổi, nhiều yếu tố nguy cơ, các chỉ số xét nghiệm cao hơn chuẩn, còn có nhiều thói quen ăn uống luyện tập chưa phù hợp. Có nhu cầu tư vấn chuyên sâu về dinh dưỡng, luyện tập và một số bệnh lý cho người cao tuổi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đào Duy An (2007) Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào. Tạp chí Hội Tim mạch Việt Nam, 47, tr. 445-451.
2. Tạ Văn Bình (2007) Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 513-568.
3. Bộ Y tế (2010) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2015) Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014-Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2017) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tip 2, Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hanh tài liệu chuyên môn.
6. Bế Thu Hà (2009) Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.
7. Bùi Thị Thanh Hòa (2012) Khảo sát kiến thức và thực hành dự phòng biến chứng của THA ở BN THA được quản lý ngoại trú tại Bệnh viện E Hà Nội năm 2012. Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
8. Thái Hồng Quang (2000) Bệnh thận do đái thoá đường vai trò của Microalbumin trong chẩn đoán và theo dõi. Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học Nội tiết và chuyển hoá, tr. 490-498.
9. Đồng Văn Thành và cộng sự (2012) Tổng kết 10 năm triển khai mô hình quản lý và điều trị ngoại trú có kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Bạch Mai và 22 bệnh viện khác.
10. Bùi Thị Khánh Thuận (2009) Kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và tập luyện ở người bệnh đái tháo đường typ 2. Luận văn Thạc sỹ, Đại Học Y tế Công cộng.