Kết quả chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Thị Thúy Nga Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bùi Hoàng Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Ngọc Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Kim Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Xuân Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thoái hóa khớp gối, điều dưỡng chăm sóc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và kết quả chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát tại Khoa Nội cơ, xương, khớp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 245 người bệnh được chẩn đoán thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn ACR 1991 điều trị tại Khoa Nội cơ, xương, khớp (A17), Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 11/2020 đến 5/2021. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Điểm đau Visual Analogue Scale (VAS) từ 0 - 100mm. Biên độ vận động gấp và duỗi gối. Đánh giá về kết quả hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng dựa trên thang điểm Likert 5 mức từ “người bệnh không được hướng dẫn và không thực hiện được” tới “có tư vấn người bệnh hiểu và làm theo tốt”. Đánh giá về mức độ hài lòng của người bệnh dựa trên thang điểm Likert gồm 5 mức độ từ “rất không hài lòng” tới “rất hài lòng”. Đánh giá về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng dựa trên 6 tiêu chí của Bộ Y tế, mỗi tiêu chí được xếp hạng theo các mức từ 1 đến 5 tương ứng “rất kém” đến “rất tốt”; mỗi mức được tính 1 điểm, tổng điểm chung > 15 điểm được tính là “Đạt”. Các thời điểm đánh giá T0 nhập viện, T1 sau nhập viện 3 ngày và T2 sau nhập viện 7 ngày. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0, các biến liên tục được biểu diễn ± SD, so sánh giữa các thời điểm bằng Ttest, với ý nghĩa thống kê khi p<0,05. Kết quả: Người bệnh có độ tuổi trung bình 62,29 ± 13,01 tuổi; tỷ lệ nữ/nam 1,5/1; lao động chân tay chiếm 26,53%; thoái hóa khớp gối cả 2 bên chiếm 59,59%. Tỷ lệ người bệnh có cứng khớp buổi sáng và đau có tính chất cơ học chiếm tỷ lệ lớn nhất là 88,16%. Điểm VAS trung bình tại T0 là 5,85 ± 2,55 điểm và T2 là 2,15 ± 1,12 điểm. Biên độ vận động khớp gối có cải thiện gấp T0 121,45 ± 7,29 độ và gấp T2 132,56 ± 6,52 độ; duỗi T0 23,46 ± 12,45 độ và duỗi T2 8,24 ± 3,23 độ. Kết quả của công tác tư vấn giáo sức khỏe của điều dưỡng chủ yếu dừng ở mức 4 (người bệnh hiểu và thực hiện được) (51,49%). Tỷ lệ người bệnh chưa được tư vấn 8,94%; và người bệnh được tư vấn nhưng không hiểu chiếm 5,11%. Mức độ từ hài lòng trở lên của bệnh nhân về công tác chăm sóc của điều dưỡng chiếm 86,53%, còn 2,04% số người bệnh không hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng chủ yếu ở tiêu chí “Thái độ phục vụ, tư vấn, chăm sóc, theo dõi của điều dưỡng hàng ngày”. Hoạt động chăm sóc cơ bản của điều dưỡng ở mức chưa đạt chiếm 3,2%, còn hạn chế ở công tác “đánh giá mức độ đau hằng ngày” (2,86% mức không đạt). Kết luận: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình 62,29 ± 13,01 tuổi; tỷ lệ nữ/nam 1,5/1. Tỷ lệ người bệnh ở mức “hiểu và thực hiện được” sau tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng chiếm 51,49%. Có 86,53% bệnh nhân hài lòng về công tác chăm sóc của điều dưỡng. Hoạt động chăm sóc cơ bản của điều dưỡng ở mức “Đạt” chiếm 96,7%.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Ái (2006) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh thoái hoá khớp gối. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 12-15.
2. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Thanh Hương (2014) Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của người bệnh phẫu thuật thay khớp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hội nghị Khoa học Quốc tế Điều dưỡng, tr. 8-12.
3. Bùi Hải Bình (2016) Nghiên cứu điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Luận án thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Dương Thị Bình Minh, Lê Văn Thạch (2013) Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng người bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Y học Thực Hành, Tập 876 (7), tr. 125-129.
5. L. T. Ho-Pham, T. Q. Lai, L. D. Mai et al (2014) Prevalence of radiographic osteoarthritis of the knee and its relationship to self-reported pain. PLoS One 9 (4).
6. Mohsen MM, Sabola NE, El-khayat NI et al (2021) The Effect of Nursing Intervention on Knowledge and Practice among Elderly with Knee Osteoarthritis. International Journal of Novel Research in Healthcare and Nursing 8(1): 716-726.
7. Vega A, Martín-Ferrero MA, Del Canto F, et al (2015) Treatment of knee osteoarthritis with allogeneic bone marrow mesenchymal stem cells a randomized controlled trial. Original clinical science - General 15 (8): 1681-1690.