Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang bằng ruột điều trị ung thư bàng quang

  • Nguyễn Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hán Thị Thu Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Thị Bích Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thị Bích Ngọc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Main Article Content

Keywords

Chất lượng cuộc sống, ung thư bàng quang, tạo hình bàng quang bằng ruột

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang bằng ruột điều trị ung thư bàng quang tại Khoa tiết niệu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, sử dụng kết hợp bộ câu hỏi EROTC - C30 và EROTC QLQ - BLM30 trên 25 người bệnh đã phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng ruột sau mổ cắt toàn bộ bàng quang từ 3/2018 - 6/2021 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Đa số là nam giới chiếm tỷ lệ 92,0%. Độ tuổi trung bình là 62,44 ± 9,64 năm (30 - 79 tuổi). Suy giảm tình dục là vấn đề có ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống của các người bệnh. Chất lượng cuộc sống có xu hướng giảm dần theo thời gian sau phẫu thuật với điểm chất lượng cuộc sống chung lần lượt sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng là 81,3 điểm, 71,7 điểm và 68,2 điểm. Tuy nhiên, vẫn cao hơn so với chất lượng cuộc sống trước phẫu thuật. Kết luận: Chất lượng cuộc sống của các đối tượng tham gia nghiên cứu được cải thiện sau phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và tạo hình bàng quang bằng ruột.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

. Fayers PM, Aaronson NK, Bjordal K et al, on behalf of the EORTC Quality of Life Group (2001) The EORTC QLQ-C30 scoring manual. 3rd edition, European Organisation for Research and Treatment of Cancer, Brussels.
2. Hoàng Minh Đức (2012) Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt toàn bộ bàng quang và dẫn lưu nước tiểu theo phương pháp Bricker trong điều trị ung thư bàng quang tại Bệnh viện Việt Đức. Luận án Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Hà Nội, tr. 10-50.
3. Nayak AL, Cagiannos I, Lavallée LT, Morash C, Hickling D, Mallick R, & Breau RH (2018) Urinary function following radical cystectomy and orthotopic neobladder urinary reconstruction. Canadian Urological Association journal Journal de l'Association des urologues du Canada 12(6): 181-186. https://doi.org/10.5489/ cuaj.4877.
4. Imbimbo C, Mirone V, Siracusano S, Niero M, Cerruto MA, Lonardi C, Verze P (2015) Quality of life assessment with orthotopic ileal neobladder reconstruction after radical cystectomy: Results from a prospective italian multicenter observational study. Urology 86(5): 974-980. doi:10.1016/ j.urology.2015.06.
5. Bùi Thế Anh (2019) Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư thanh quản trước và sau phẫu thuật. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Catto JWF, Downing A, Manson S, Wright P, Absolom K, Bottomley S, Glaser AW (2021) Quality of life after bladder cancer: A cross-sectional Survey of patient-reported outcomes. European Urology 79(5): 621-632. Doi:10.1016/j.eururo.2021.01.032.
7. Abozaid M, Tan WS, Khetrapal P, Baker H, Duncan J, Sridhar A, Kelly JD (2021) Recovery of health‐related quality of life in patients undergoing robotic radical cystectomy with intracorporeal diversion. BJU International. doi:10.1111/bju.15505.
8. Mischinger J, Abdelhafez MF, Todenhöfer T et al (2015) Quality of life outcomes after radical cystectomy: Long-term standardized assessment of Studer Pouch versus I-Pouch. World J Urol 33: 1381-1387 (2015). https://doi.org/10.1007/s00345-014-1461-8.