Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh xạ hình xương ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan

  • Nguyễn Cảnh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Mạnh Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Mai Thanh Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Xạ hình, di căn xương, ung thư biểu mô tế bào gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh xạ hình xương và mối liên quan với di căn xương ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị nội trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian từ tháng 7/2012 đến tháng 7/2015. Bệnh nhân được chụp xạ hình xương toàn thân thời điểm 3 giờ sau tiêm tĩnh mạch dược chất phóng xạ Tc-99m methylen diphosphonate liều 15mCi. Kết quả: Có 58 nam và 7 nữ, tuổi trung bình 59 ± 12 năm (thấp nhất 30 tuổi, cao nhất 83 tuổi). Các triệu chứng đau hạ sườn phải, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 95,4%, 86,5%, 86,5%. Nồng độ AFP ≥ 300UI/ml chiếm tỷ lệ 36,9%, các men gan và bilirubin chủ yếu tăng mức độ nhẹ chiếm từ 73,8 - 84,6%. Khối u khu trú chủ yếu ở thùy phải hoặc cả 2 thùy, đa số là ≥ 2 khối (72,3%), có 76,6% khối ≥ 3cm. Tổn thương nghi ngờ di căn xương phát hiện trên xạ hình chiếm 32,3%, huyết khối tĩnh mạch cửa chiếm 49,2%. Vị trí tổn thương xương chủ yếu gặp ở xương cột sống, xương chậu. Bệnh nhân có nồng độ AFP ≥ 300UI/ml có tỷ lệ di căn xương cao hơn AFP < 300UI/ml (p<0,01). Kết luận: Di căn xương ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan gặp với tỷ lệ cao và có mối liên quan đến mức tăng nồng độ AFP trên 300UI/ml.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. American Cancer Society (2021) Globan cancer-facts and figures. 4th Edition.
2. Bartel, Twyla B et al (2018) SNMMI Procedure Standard for Bone Scintigraphy 4.0. Journal of Nuclear Medicine Technology 46(4): 398-404.
3. Chih-Yu Chen, Yong-Te Hsueh, Tsung-Yu Lan et al (2010) Pelvic skeletal metastasis of hepatocellular carcinoma with sarcomatous change: A case report. Diagnostic Pathology 5: 33.
4. Gupta V (2005) Bone scintigraphy in the evaluation of cancer. Kathmandu University Medical Journal 3(11): 243-248
5. Hai-yan Chen, Xiu-mei Ma, Yong-rui Bai (2012) Radiographic characteristics of bone metastases from hepatocellular carcinoma. Contemp Oncol (Pozn) 16(5): 424-431.
6. Harding JJ, Abu-Zeinah G, Chou JF et al (2018) Frequency, morbidity, and mortality of bone metastases in advanced hepatocellular carcinoma. J Natl Compr Canc Netw 16(1): 50.
7. Hirohisa Katagiri, Mitsuru Takahashi, Jiro Inagaki, et al (1999) Determining the site of the primary cancer in patients with skeletal metastasis of unknown origin. Cancer 86(3): 533-537.
8. Ji Eun Lee, Jae Young Jang, Soung Won Jeong, (2012) Diagnostic value for extrahepatic metastases of hepatocellular carcinoma in positron emission tomography/computed tomography scan. World J Gastroenterol 18(23): 2979-2987.
9. Sangwon Kim, Mison Chun, Heejung Wang, et al (2007) Bone metastasis from primary hepatocellular carcinoma: Characteristics of soft tissue formation. Cancer Res Treat 39(3): 104-108
10. Tadashi Terada, Hirotoshi Maruo (2013) Unusual extrahepatic metastatic sites from hepatocellular carcinoma. Int J Clin Exp Pathol 6(5): 816-820.
11. Wang X, Liu J, Chen J, Li Y, Li Y (2016) Early detection of metastases by bone scintigraphy in patients with hepatocellular carcinoma. J Liver 5: 191. doi:10.4172/2167-0889.1000191.
12. Yang H, Liu T, Wang X, Deng S (2011) Diagnosis of bone metastases: a meta-analysis comparing 18FDG PET, CT, MRI and bone scintigraphy. Medicine European Radiology, DOI:10.1007/s00330-011-2221-4 Corpus ID: 324870.