Đánh giá kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hoá chất sử dụng hạt vi cầu DC-Beads tại Bệnh viện Quân y 105

  • Lê Thị Thái Bình Bệnh viện Quân y 105
  • Lê Văn Hoà Bệnh viện Quân y 105
  • Trần Thu Hưởng Bệnh viện Quân y 105
  • Phan Anh Tuấn Bệnh viện Quân y 105
  • Nguyễn Xuân Duy Bệnh viện Quân y 105

Main Article Content

Keywords

Tắc mạch hoá chất sử dụng hạt vi cầu, ung thư biểu mô tế bào gan

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads tại Bệnh viện Quân y 105. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, can thiệp không đối chứng, theo dõi dọc 30 bệnh chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan có chỉ định tắc mạch hóa chất sử dụng hạt vi cầu DC Beads (Bicompatibles UK Ltd- Boston Scientific) hàm lượng doxorubicin 75mg/lần can thiệp tại Bệnh viện Quân y 105. Đánh giá đáp ứng khối u tại thời điểm 1 - 3 tháng và 4 - 6 tháng. Kết quả: 30 bệnh nhân nghiên cứu với độ tuổi > 60 tuổi (80%) tỉ lệ nam giới (93,33%); có yếu tố nguy cơ cao là nhiễm viêm gan virus B (83,33%). Thực hiện tổng cộng 62 lần can thiệp cho 30 BN, trung bình 2,07 lần cho một BN. Hội chứng sau tắc mạch (PES) thường gặp nhưng đa số đều nhẹ. Có 1 bệnh nhân biến chứng suy gan cấp (3,33%). Tỷ lệ giảm AFP sau 3 tháng chiếm 60%. Kích thước u trung bình tại các thời điểm 1 - 3 tháng và 4 - 6 tháng giảm có ý nghĩa so với trước điều trị. Các kết quả về tái phát, di căn và tử vong trong 6 tháng chiếm tỷ lệ 30%, 10%, 3,33%. Có 01 bệnh nhân tử vong trong 6 tháng vì nguyên nhân chảy máu tiêu hoá. Kết luận: Phương pháp tắc mạch hoá chất tải hạt vi cầu DC-Bead tại Bệnh viện Quân y 105 an toàn và hiệu quả cao cần tiếp tục thực hiện và nghiên cứu xa để đánh giá hiệu quả lâu dài.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Mai Hồng Bàng (2011) Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng các phương pháp can thiệp qua đường động mạch. Sách chuyên khảo dùng cho bậc sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Lammer J, Malagari K, Vogl T et al (2010) Precision V investigators. Prospective Randomized study of Doxorubicin-eluting bead embolization in the treatment of hepatocellular carcinoma: Results of the precision V study. Cardiovasc Intervent Radiol 33: 41-52.
3. Đào Việt Hằng (2016) Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt nhiệt sóng cao tần với các loại kim tự chọn theo kích thước khối u. Luận văn tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Dhanasekaran R et al (2010) Comparison of conventional transarterial chemoembolization (TACE) and chemoembolization with doxorubicin drug-eluting beads (DEB TACE) for unresectable hepatocellular carcinoma (HCC). Journal of Surgical Oncology 101: 476-480
5. Lê Văn Trường (2006) Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan kích thước trên 5cm bằng phương pháp tắc mạch hóa dầu chọn lọc. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
6. Lencioni R, Llovet JM (2008) Modified RECIST (mRECIST) assessment for hepatocellular Carcinoma. Semin Liver Dis 30: 52-60.
7. Varela M, Real MI, Burrel M et al (2007) Chemoembolization of hepatocellular carcinoma with drug eluting beads : Effecacy and doxorubicin pharmacokinetics. J Hepatol 46(3): 474-481.
8. Thái Doãn Kỳ (2015) Nghiên cứu kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháptắc mạch hoá chất sử dụng hạt vi cầu DC Bead. Luận văn Tiến sỹ y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược học lâm sàng 108.
9. Frenette CT, Osorio RC, Jessica S et al (2014) Conventional TACE and Drug-Eluting Bead TACE as Locoregional Therapy Before Orthotopic Liver Transplantation. Transplantation 98(7): 781-787.