Bước đầu nghiên cứu giá trị của thang điểm ABCR và ART trong tiên lượng thời gian sống thêm ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng phương pháp nút mạch hoá chất tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Phạm Minh Đức Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trần Ngọc Ánh Trường Đại học Y Hà Nội ,Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

ABCR, ART, tiên lượng UTBMTBG, thời gian sống thêm, phương pháp nút mạch hóa chất

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu nghiên cứu giá trị của thang điểm ABCR và ART trong tiên lượng thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư biểu mô tế bao gan bằng phương pháp nút mạch hoá chất (TACE) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị bằng phương pháp nút mạch hoá chất đánh giá điểm ART và điểm ABCR tại thời điểm trước lần can thiệp nút mạch thứ 2, phân nhóm nguy cơ, được tiến hành theo dõi dọc thời gian sống thêm toàn bộ (OS) trong 3 năm. Thang điểm ART được đánh giá bằng 3 chỉ số: AST, thang điểm Child-Pugh, đáp ứng khối u theo mRECIST và được chia thành 2 nhóm nguy cơ thấp (ART < 1,5) và cao (ART ≥ 1,5). Điểm ABCR được đánh giá bằng 4 chỉ số: AFP, thang điểm Child-Pugh, phân loại khối u theo Barcelona và đáp ứng khối u theo mRECIST, được chia thành 3 nhóm nguy cơ: Thấp (ABCR ≤ 0), trung bình (ABCR 1 - 3 điểm) và cao (ABCR ≥ 4). Chúng tôi sử dụng chỉ số Harrel C để so sánh giá trị của 2 mô hình tiên lượng. Kết quả: Độ tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 61 tuổi, nam giới chiếm 93,3%, nguyên nhân chính của UTBMTBG là viêm gan virus B chiếm 93,3%. Thời gian sống thêm của nhóm nguy cơ thấp (ART < 1,5) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm nguy cơ cao (ART ≥ 1,5) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (30,4 tháng và 10,7 tháng, p=0,001). Thời gian sống thêm của nhóm nguy cơ thấp (ABCR ≤ 0), nhóm nguy cơ trung bình (ABCR 1 - 3) và nhóm nguy cơ cao (ABCR ≥ 4) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (34,2 tháng, 15,2 tháng, 8,5 tháng, p=0,000). Khi so sánh giá trị của 2 mô hình tiên lượng sống sót bằng chỉ số Harrel C thấy rằng thang điểm ABCR có khả năng phân nhóm và tiên lượng thời gian sống thêm tốt hơn so với thang điểm ART (0,784 đối với ABCR và 0,73 với ART). Kết luận: Thang điểm ABCR và thang điểm ART có thể sử dụng trên lâm sàng để phân nhóm nguy cơ giúp tiên lượng thời gian sống thêm ở bệnh nhân UTBMTBG điều trị bằng TACE, tránh lãng phí nhân lực, tiết kiệm chi phí.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bosch FX, Ribes J, Cléries R, Díaz M (2005) Epidemiology of hepatocellular carcinoma. Clin. Liver Dis 9(2): 191-211.
2. Bộ Y tế (2012) Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan nguyên phát. Quyết định số 5250/QĐ-BYT.
3. Brian IC (2016) Hepatocellular Carcinoma Diagnosis and Treatment. Accessed.
4. Adhoute X et al (2015) Retreatment with TACE: the ABCR SCORE, an aid to the decision-making process. J. Hepatol 62(4): 855-862.
5. Llovet JM and Bruix J (2003) Systematic review of randomized trials for unresectable hepatocellular carcinoma: Chemoembolization improves survival. Hepatol. Baltim. Md 37(2): 429-442.
6. Kudo M, Arizumi T, Ueshima K, Sakurai T, Kitano M, and N Nishida N (2015) Subclassification of BCLC B stage hepatocellular carcinoma and treatment strategies: Proposal of modified bolondi’s subclassification (Kinki Criteria). Dig. Dis 33(6): 751–758.
7. Sieghart W et al (2013) The ART of decision making: Retreatment with transarterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma. Hepatol. Baltim. Md 57(6): 2261-2273.
8. Hucke F et al (2014) How to STATE suitability and START transarterial chemoembolization in patients with intermediate stage hepatocellular carcinoma. J. Hepatol 61(6): 1287-1296.