Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tái phát và sống còn sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan

  • Nguyễn Đình Song Huy Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bành Trung Hiếu Bệnh viện Chợ Rẫy

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật cắt gan, tái phát, thời gian sống không bệnh, tỉ lệ sống còn toàn bộ

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ tái phát, thời gian sống không bệnh (Disease-Free Survival - DFS), tỉ lệ sống còn toàn bộ (Overall Survival-OS) và các yếu tố tiên lượng tái phát, DFS và OS của các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) được điều trị bằng phẫu thuật cắt gan. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu 4273 bệnh nhân UTBMTBG được điều trị bằng phẫu thuật cắt gan tại khoa U gan, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2019. Các bệnh nhân này được theo dõi đến tháng 06/2021, với thời gian theo dõi ít nhất là 18 tháng, nhiều nhất là 138 tháng. Tình trạng nhiễm virus viêm gan, nồng độ AFP, mức độ cắt gan và huyết khối tĩnh mạch cửa (HKTM cửa) được phân tích đơn biến dựa trên kiểm định log-rank và phân tích đa biến dựa trên mô hình hồi qui Cox để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tái phát, DFS, OS. Kết quả: Phân tích đơn biến cho thấy nhiễm virus viêm gan, nồng độ AFP trước phẫu thuật, mức độ cắt gan và HKTM cửa có liên quan đến tái phát. Mô hình hồi qui Cox cho thấy nồng độ AFP, mức độ cắt gan và HKTM cửa là các yếu tố tiên lượng đối với DFS và OS. Kết luận: Có nhiều yếu tố khác nhau phối hợp ảnh hưởng đến tái phát, DFS và OS. Cần theo dõi sát sau phẫu thuật để cải thiện hiệu quả điều trị đối với các bệnh nhân UTBMTBG được điều trị bằng phẫu thuật cắt gan.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan tại Việt Nam (Quyết định số 5250/QĐ-BYT 28/12/2012).
2. Kim WJ et al (2019) Prognostic markers affecting the early recurrence of hepatocellular carcinoma with liver cirrhosis after curative resection. Intern J Bio Markers 34(2): 123-131.
3. Lee Y et al (2018) The clinicopathological and prognostic significance of the gross classification of hepatocellular carcinoma. J Pathol Translational Med 52(2): 85-92.
4. Tahaa AM et al (2014) Prognostic factors affecting disease-free survival after hepatic resection for hepatocellular carcinoma in cirrhotic liver. Egyptian J Surgery 33: 237-244.
5. Lin C-W et al (2018) Significant predictors of overall survival in patients with hepatocellular carcinoma after surgical resection. PLoS ONE 2018;13(9): e0202650.
6. Kudo M (2021) Surveillance, diagnosis, and treatment outcomes of hepatocellular carcinoma in Japan 2021 update. Liver Cancer 10: 167-180.
7. Ma L et al (2022) Nomograms for predicting hepatocellular carcinoma recurrence and overall postoperative patient survival. Front. Oncol. 12: 843589.
8. Kapiris I et al (2019) Survivin expression in hepatocellular carcinoma. Correlation with clinicopathological characteristics and overall survival. JBUON 24(5): 1934-1942.
9. Xu Jf et al (2015) Surgical treatment for hepatocellular carcinoma with portal vein tumor thrombus: A novel classification. World J Surg Oncol 13: 86.
10. Kokudo T et al (2017) Liver resection for hepatocellular carcinoma associated with hepatic vein invasion: A Japanese nationwide survey. Hepatology 66(2): 510-517.