Các chỉ dấu sinh hóa hiện tại và mới liên quan ung thư biểu mô tế bào gan

  • Phạm Thị Thu Thủy Trung tâm Y khoa Medic TP. Hồ Chí Minh
  • Hồ Tấn Đạt Trung Tâm Y Khoa Medic TP. Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, dấu ấn sinh học, chẩn đoán

Tóm tắt

Ung thư biểu mô tế bào gan đứng hàng thứ sáu trong các ung thư hay gặp trên thế giới và là nguyên nhân thứ tư gây tử vong do ung thư. Vì vậy vấn đề chẩn đoán sớm ung thư thật cần thiết giúp cho hiệu quả điều trị tốt nhất và phát hiện sớm tái phát làm tăng cơ hội sống còn cho bệnh nhân. Ngoài các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), các dấu ấn sinh học ngày càng tỏ ra có vai trò trong chẩn đoán ung thư sớm, giúp tiên đoán ung thư gan trong các trường hợp viêm gan B, C mạn tính (CHB, CHC) hay xơ gan, giúp theo dõi sau điều trị và phát hiện tái phát. Xét nghiệm AFP, AFP-L3, PIVKA II đã được ứng dụng nhiều trong việc phát hiện HCC sớm, cho kết quả chẩn đoán tốt nhất với AUROC là 0,86. Theo xu hướng ngày càng phát triển các dấu ấn sinh hóa mới tiên đoán ung thư sớm tiếp tục ra đời: M2BPGi, HBcrAg, AKR1B10, AXL, GP73, GPC3… Trong đó M2BPGi, HBcrAg đã được sử dụng ở Việt Nam tỏ ra có giá trị trong quản lý HCC liên quan virus viêm gan B. Do vậy mỗi kỹ thuật, mỗi dấu ấn sinh học để chẩn đoán HCC đều có ưu và khuyết điểm khác nhau nên phải biết để xử dụng cho hợp lý, chính xác và hiệu quả.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020) Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan. Quyết định 3129/QĐ-BYT.
2. Phùng Huy Hoàng (2018) Nghiên cứu giá trị của AFP, AFP-L3, PIVKA II trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Luận văn bác sĩ nội trú, chuyên nghành nội khoa. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
3. Tôn Thất Ngọc (2021) Nghiên cứu giá trị của Alpha-fetoprotein, Alpha-fetoprotein- len 3 VÀ Des -gamma- carboxy- prothrombin trong chẩn đoán và điều trị ung thư biều mô tế bào gan. Luận án tiến sĩ y học. Chuyên ngành: Hóa sinh Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Aakash Desai et al (2019) Hepatocellular carcinoma in non-cirrhotic liver: A comprehensive review. World J Hepatol 11(1): 1-18.
5. Marrero JA, Kulik LM, Sirlin CB et al (2018) Diagnosis, staging, and management of hepatocellularn carcinoma: 2018 practice guidance by the american association for the study of liver diseases. Clin Liver Dis (Hoboken) 13(1):1. doi: 10.1002/cld.802.
6. EASL (2018) Clinical practice guidelines: management of hepatocellular carcinoma. Journal of Hepatology 69: 182-236.
7. Bray F et al (2018) Global Cancer Statistics 2018: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 cancers in 185 countries. Ca Cancer J Clin 68: 394–424.
8. Francica G, Borzio M (2019) Status of, and strategies for improving, adherence to HCC screening and surveillance. Journal of Hepatocellular Carcinoma 6: 131-141.
9. Lim J, Singal AG (2019) Surveillance and diagnosis of hepatocellular carcinoma. Clinical Liver Disease 13(1): 1-5. doi: 10.1002/cld.761.
10. Partha Pratim Bose, Urmimala Chatterjee (2019) Advances in early diagnosis of hepatocellular Carcinoma. Hepatoma Res 5(24): 1-9.
11. Takako Inoue et al (2020) Novel biomarkers for the management of chronic hepatitis B. Clinical and Molecular Hepatology 26: 261-279.
12. Tiong Sun China et al (2019) Molecular diagnosis of hepatocellular carcinoma: Trends in biomarkers combination to enhance early cancer detection. Hepatoma Res 5(9): 1-14.