Đánh giá kết quả triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu theo dõi dọc trên 34 bệnh nhân được triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3/2019 đến tháng 10/2021. Thu thập các đặc điểm về kỹ thuật triệt đốt, tính an toàn và tỷ lệ tái phát trong thời gian theo dõi. Kết quả: Rung nhĩ cơn chiếm tỷ lệ chủ yếu (94,11%), 8,9% có các rối loạn nhịp khác (cuồng nhĩ và nhịp nhanh kịch phát trên thất). Thời gian làm thủ thuật và thời gian chiếu tia X lần lượt là 272,1 ± 62 phút và 75 ± 16,5 phút. Có 91,17% được cô lập 4 tĩnh mạch phổi thành công. Rách thành mạch máu phải khâu (5,9%), tràn dịch màng tim (5,9%), tràn dịch màng phổi (5,9%), hở van ba lá cấp (2,9%). Tỷ lệ tái phát rung nhĩ sau triệt đốt là 20,6%. Kết luận: Triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio có hiệu quả tốt, biến chứng thấp và tỷ lệ tái phát không cao.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Hakalahti A et al (2015) Radiofrequency ablation vs. antiarrhythmic drug therapy as first line treatment of symptomatic atrial fibrillation: Systematic review and meta-analysis. Europace 17(3): 370-378.
3. Packer DL et al (2019) Effect of catheter ablation vs antiarrhythmic drug therapy on mortality, stroke, bleeding, and cardiac arrest among patients with atrial fibrillation: The CABANA Randomized Clinical Trial. JAMA 321(13): 1261-1274.
4. Calkins H et al (2017) HRS/EHRA/ECAS/APHRS/ SOLAECE expert consensus statement on catheter and surgical ablation of atrial fibrillation. Heart Rhythm 14(10): 275-444.
5. Pappone C et al (2006) A randomized trial of circumferential pulmonary vein ablation versus antiarrhythmic drug therapy in paroxysmal atrial fibrillation: The APAF Study. J Am Coll Cardiol 48(11): 2340-2347.
6. Staerk L et al (2017) Atrial fibrillation: Epidemiology, pathophysiology, and clinical outcomes. Circ Res 120(9): 1501-1517.
7. Phạm Trần Linh (2016) Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio. Học viện Quân y.
8. Golden K et al (2012) Atrial fibrillation ablation using a closed irrigation radiofrequency ablation catheter. Pacing Clin Electrophysiol 35(5): 506-516.
9. Mulder AA et al (2012) Safety of pulmonary vein isolation and left atrial complex fractionated atrial electrograms ablation for atrial fibrillation with phased radiofrequency energy and multi-electrode catheters. Europace 14(10): 1433-40.
10. Gaztanaga L et al (2013) Time to recurrence of atrial fibrillation influences outcome following catheter ablation. Heart Rhythm 10(1): 2-9.
11. Wilber DJ et al (2010) Comparison of antiarrhythmic drug therapy and radiofrequency catheter ablation in patients with paroxysmal atrial fibrillation: A randomized controlled trial. JAMA 303(4): 333-340.
12. Calvo N et al (2012) Improved outcomes and complications of atrial fibrillation catheter ablation over time: Learning curve, techniques, and methodology. Rev Esp Cardiol (Engl Ed) 65(2): 131-138.
13. Finlay MC et al (2012) A randomised comparison of Cartomerge vs. NavX fusion in the catheter ablation of atrial fibrillation: The CAVERN Trial. J Interv Card Electrophysiol 33(2): 161-169.