Một số yếu tố liên quan với mất cơ ở bệnh nhân loãng xương cao tuổi
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố liên quan tới mất cơ ở bệnh nhân cao tuổi có loãng xương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Mất cơ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn châu Á AWGS năm 2019. Các yếu tố liên quan tới mất cơ được nghiên cứu bao gồm đặc điểm chung, chỉ số sinh hoá máu như calci, vitamin D và lipid máu, các đặc điểm lão khoa như hội chứng dễ bị tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày, mức độ hoạt động thể lực. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 143 đối tượng người bệnh nhân loãng xương cao tuổi (tuổi trung bình 72,8 ± 8,7 năm). Có mối liên quan giữa BMI và tình trạng mất cơ ở bệnh nhân loãng xương (p<0,001). Tỷ lệ mất cơ nặng thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm không thiếu (12%) so với nhóm thiếu vitamin D (33%). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa một số đặc điểm lão khoa như hội chứng dễ bị tổn thương và suy giảm chức năng hàng ngày với mất cơ ở bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương Kết luận: Trên bệnh nhân cao tuổi mắc loãng xương, tuổi cao trên 80, BMI thấp và nồng độ vitamin D thấp có liên quan tới gia tăng tỷ lệ mắc mất cơ. Cần có chiến lược sàng lọc sớm mất cơ cho những đối tượng này.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Di Monaco M, Vallero F, Di Monaco R, Tappero R (2011) Prevalence of sarcopenia and its association with osteoporosis in 313 older women following a hip fracture. Arch Gerontol Geriatr 52(1): 71-74.
3. Hirschfeld HP, Kinsella R, Duque G (2017) Osteosarcopenia: Where bone, muscle, and fat collide. Osteoporos Int 28(10): 2781-2790.
4. Fund UNP (2011) The ageing population in Viet Nam: Current status, prognosis, and possible policy responses. In: Author New York, NY.
5. Reiss J, Iglseder B, Alzner R et al (2019) Sarcopenia and osteoporosis are interrelated in geriatric inpatients. Z Gerontol Geriatr 52(7): 688-693.
6. Chen LK, Woo J, Assantachai P et al (2020) Asian working group for sarcopenia: 2019 consensus update on sarcopenia diagnosis and treatment. J Am Med Dir Assoc 21(3): 300-307, 302.
7. WHO (2004) WHO Scientific group on the assessment of osteoporosis at primary health care level.
8. De Laet C, Kanis JA, Oden A et al (2005) Body mass index as a predictor of fracture risk: A meta-analysis. Osteoporos Int 16(11): 1330-1338.
9. Remelli F, Vitali A, Zurlo A, Volpato S (2019) Vitamin D deficiency and sarcopenia in older persons. Nutrients 11(12).
10. Andrade JM, Duarte YAO, Alves LC et al (2018) Frailty profile in Brazilian older adults: ELSI-Brazil. Rev Saude Publica 52(2): 17.