Thực trạng sợ corticosteroid bôi ở bệnh nhân viêm da cơ địa tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

  • Ngô Minh Vinh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Châu Quốc Khánh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Châu Văn Trở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Main Article Content

Keywords

Viêm da cơ địa, điểm TOPICOP

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân sợ corticosteroid bôi theo thang điểm TOPICOP. Xác định mối liên quan giữa điểm phần trăm TOPICOP với một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm da cơ địa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 267 bệnh nhân viêm da cơ địa tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2020 - 07/2021. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân viêm da cơ địa sợ corticosteroid bôi trong nghiên cứu chúng tôi chiếm 45,8%. Điểm trung vị TOPICOP tổng cộng theo nghiên cứu của chúng tôi là 50% (36,1% - 61,1%); theo phân nhóm kiến thức là 38,9% (22,2% - 50%); nỗi sợ là 66,7% (44,4% - 88,9%) và hành vi là 55,6% (44,4% - 66,7%). Trong phân tích đa biến, không ghi nhận mối tương quan giữa điểm TOPICOP toàn bộ với giới (p=0,34), tuổi khởi phát bệnh (p=0,21), giai đoạn bệnh (p=0,36), độ nặng bệnh (p=0,09). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm TOPICOP toàn bộ với độ tuổi (p=0,02). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân viêm da cơ địa sợ corticosteroid bôi tương đối cao. Vì vậy cần có chương trình giáo dục sức khỏe dành cho các bệnh nhân viêm da cơ địa để giảm bớt tình trạng sợ corticosteroid bôi.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Điệp, Nguyễn Thị Hải Vân (2011) Hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng bôi kem corticoid và sản phẩm tế bào gốc tại tổn thương. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Châu Văn Trở (2013) Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng kháng sinh Cefuroxim. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Đặng Thị Hồng Phượng, Lê Thái Vân Thanh (2018) Đột biến gien Filaggrin và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân viêm da cơ địa. Luận văn Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Aubert-Wastiaux H, Moret L, Le Rhun A et al (2011) Topical corticosteroid phobia in atopic dermatitis: a study of its nature, origins and frequency. Br J Dermatol 165(4): 808-814.
5. Fischer G (1996) Compliance problems in paediatric atopic eczema. Australas J Dermatol 37(1): 10-13.
6. Gerner T, Haugaard JH, Vestergaard C et al (2020) Healthcare utilization in Danish children with atopic dermatitis and parental topical corticosteroid phobia. Pediatr Allergy Immunol 32(2): 331-341.
7. Hon KL, Kam WY, Leung TF, et al (2006) Steroid fears in children with eczema. Acta Paediatr 95(11): 1451-1455.
8. Li AW, Yin ES, Antaya RJ (2017) Topical corticosteroid phobia in atopic dermatitis: A systematic review. JAMA Dermatol 153(10): 1036-1042.
9. Saito-Abe M, Futamura M, Yamamoto-Hanada K, et al (2019) Topical corticosteroid phobia among caretakers of children with atopic dermatitis: A cross-sectional study using TOPICOP in Japan. Pediatr Dermatol 36(3): 311-316.
10. Stalder JF, Aubert H, Anthoine E et al (2017) Topical corticosteroid phobia in atopic dermatitis: International feasibility study of the TOPICOP score. Allergy 72(11): 1713-1719.