Một số yếu tố liên quan với mất cơ ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi

  • Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa Trung ương,Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Ngọc Tâm Bệnh viện Lão khoa Trung ương,Trường Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Thị Thanh Huyền Bệnh viện Lão khoa Trung ương,Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường, mất cơ, kiểm soát glucose máu

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với mất cơ ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. Mức độ kiểm soát đái tháo đường được đánh giá sử dụng chỉ số glucose máu và HbA1c. Mất cơ được chẩn đoán bằng tiêu chuẩn của FNIH. Các thành tố để chẩn đoán mất cơ bao gồm khối lượng cơ hiệu chỉnh theo chỉ số khối cơ thể, cơ lực tay và tốc độ đi bộ. Kết quả: Bệnh nhân đái tháo đường trên 70 tuổi có liên quan tới tăng 2,22 lần nguy cơ mắc mất cơ hơn nhóm 60 - 69 tuổi. Nam giới có liên quan đến nguy cơ mất cơ cao hơn nữ giới (OR: 7,30). Bệnh nhân có thể trạng gày (BMI < 18,5kg/m2) có liên quan đến nguy cơ mất cơ hơn bệnh nhân có thể trạng bình thường (BMI: 18,5 - 22,9kg/m2) (OR = 2,47). Bệnh nhân kiểm soát đường máu kém (glucose máu đói > 10,0mmol/l) hoặc kiểm soát đường máu chấp nhận được (glucose máu: 7,2 - 10,0mmol/l) có liên quan đến nguy cơ mắc mất cơ hơn bệnh nhân kiểm soát đường máu tốt (với tỉ suất chênh tương ứng là OR = 5,78, 95%CI = 2,26 - 14,77 và OR = 2,55, 95%CI = 1,15 - 5,61). Bệnh nhân có HbA1c > 7,5% có liên quan đến nguy cơ mất cơ cao hơn bệnh nhân có HbA1c ≤ 7,5% (OR = 2,30; 95%CI = 1,32 - 4,00). Kết luận: Tỷ lệ mất cơ ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi là 51,5%. Các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ mắc mất cơ ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi bao gồm tuổi cao trên 70 tuổi, giới nam, BMI thấp dưới 18,5kg/m2, và kiểm soát glucose máu lúc đói kém (> 10,0mmol/l) và HbA1c kém (> 7,5%).  

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Chen LK et al (2014) Sarcopenia in Asia: consensus report of the asian working group for sarcopenia. Journal of the American Medical Directors Association 15(2): 95-101.
2. Wang T, Feng X, Zhou J, et al (2016) Type 2 diabetes mellitus is associated with increased risks of sarcopenia and pre-sarcopenia in Chinese elderly. Scientific reports 6:38937. doi: 10.1038/srep38937.
3. Kim TN, Park MS, Yang SJ, et al (2010) Prevalence and determinant factors of sarcopenia in patients with type 2 diabetes: the Korean Sarcopenic Obesity Study (KSOS). Diabetes care 33(7): 1497-1499. doi: 10.2337/dc09-2310.
4. American Diabetes Association (2014) Standards of Medical Care in Diabetes—2014. Diabetes Care 37(1):S14–S80.
5. American Diabetes Association (2014) Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus. Diabetes Care 37(1): S81–S90. https://doi.org/10.2337/dc14-S081.
6. Grundy SM, Becker D, Clark LT, Cooper RS, Denke MA, Howard J, Hunninghake DB, Illingworth DR, Luepker RV, McBride P, McKenney JM, Pasternak RC, Stone NJ, & Van Horn L (2002) Detection, evaluation, and treatment of high blood cholesterol in adults (Adult Treatment Panel III). Circulation 106(25): 3143-3421.
7. Roberts HC et al (2011) A review of the measurement of grip strength in clinical and epidemiological studies: Towards a standardised approach. Age Ageing 40(4):423-9. doi: 10.1093/ageing/afr051.
8. Cawthon PM et al (2014) Cutpoints for low appendicular lean mass that identify older adults with clinically significant weakness. Journals of Gerontology Series A: Biomedical Sciences and Medical Sciences 69(5): 567-575.
9. Vermeulen J et al (2011) Predicting ADL disability in community-dwelling elderly people using physical frailty indicators: A systematic review. BMC geriatrics 11(1): 33.
10. Studenski SA et al (2014) The FNIH sarcopenia project: rationale, study description, conference recommendations, and final estimates. The Journals of Gerontology Series A: Biological Sciences and Medical Sciences 69(5): 547-558.
11. Lê Anh Tú (2016) Hoạt động hàng ngày và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi. Luận văn Thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Cao Thị Vân (2014) Biến chứng thần kinh ngoại vi trên bệnh nhân cao tuổi đái tháo đường type 2 và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng cuộc sống. Luận văn Thạc sĩ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Wang T, Feng X, Zhou J et al (2016) Type 2 diabetes mellitus is associated with increased risks of sarcopenia and pre-sarcopenia in Chinese elderly. Sci Rep 6: 38937. doi: 10.1038/srep38937.
14. Kim TN, Yang SJ, Yoo HJ, Lim KI, Kang HJ, Song W, Seo JA, Kim SG, Kim NH, Baik SH, Choi DS, Choi KM (2009) Prevalence of sarcopenia and sarcopenic obesity in Korean adults: The Korean sarcopenic obesity study. Int J Obes (Lond) 33(8): 885-892. doi: 10.1038/ijo.2009.130.
15. Kim KS, Park KS, Kim MJ et al (2014) Type 2 diabetes is associated with low muscle mass in older adults. Geriatrics & gerontology international 14: 115-121.
16. Park SW, Goodpaster BH, Strotmeyer ES et al (2006) Decreased muscle strength and quality in older adults with type 2 diabetes: The health, aging, and body composition study. Diabetes 55(6): 1813-1818.
17. Trierweiler H, Kisielewicz G, Hoffmann Jonasson T, Rasmussen Petterle R, Aguiar Moreira C, Zeghbi Cochenski Borba V (2018) Sarcopenia, a chronic complication of type 2 diabetes mellitus. Diabetol Metab Syndr 10: 25. doi:10.1186/s13098-018-0326-5.
18. Khongsri N et al (2016) The prevalence of sarcopenia and related factors in a community-dwelling elders Thai population. Osteoporosis and Sarcopenia 2(2): 110-115.
19. Coelho Júnior HJ et al (2015) Sarcopenia is associated with high pulse pressure in older women. J Aging Res 2015:109824. doi: 10.1155/2015/109824.
20. Koo BK, Roh E, Yang YS et al (2016) Difference between old and young adults in contribution of β‐cell function and sarcopenia in developing diabetes mellitus. Journal of diabetes investigation 7(2): 233-240.