Nghiên cứu nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị và mối liên quan của chúng với biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ trung bình và nặng

  • Phạm Thị Bích Na Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Phạm Thị Lan Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đặng Văn Em Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108

Main Article Content

Keywords

Bệnh trứng cá thông thường, vitamin D, IL-17

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ vitamin D (Vit D) và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường (TCTT) mức độ trung bình và nặng trước và sau điều trị bằng uống isotretinoin và vitamin D;  phân tích mối liên quan của chúng với biểu hiện lâm sàng của bệnh. Đối tượng và phương pháp: 70 bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh và 70 người đối chứng khoẻ mạnh. Phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng. Kết quả: Nồng độ vitamin D và IL-17 ở bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với người khoẻ mạnh đối chứng và liên quan có ý nghĩa thống kê với giới tính, độ tuổi, thói quen sử dụng kem chống nắng, nhưng không khác biệt theo mức độ nặng của bệnh trứng cá. Sau điều trị, nồng độ Vit D huyết thanh tăng và IL-17 huyết thanh giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị ở cả nhóm sử dụng isotretinoin phối hợp vitamin D đường uống lẫn nhóm chỉ sử dụng isotretinoin đơn thuần, tuy nhiên không có sự khác biệt khi so sánh 2 nhóm này sau điều trị với nhau. Kết luận: Nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ trung bình và nặng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm người khoẻ mạnh. Có sự thay đổi nồng độ vitamin D và IL-17 huyết thanh trước và sau điều trị với Isotretinoin và vitamin D đường uống.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Agak GW, Qin M, Nobe J, Kim M, Krutzik SR, Tristan GR, Elashoff D, Garban HJ, Kim J (2014) Propionibacterium acnes induces an IL-17 response in acne vulgaris that is regulated by vitamin A and vitamin D. Journal of Investigative Dermatology 134(2): 366-373.
2. Ebrahim AA, Mustafa AI, Awad ME (2019) Serum interleukin-17 as a novel biomarker in patients with acne vulgaris. J Cosmet Dernatol 18(6): 1957-1959.
3. El-Hamd MA, Moustafa AE, Ibrahim HM, Aly SS (2019) Vitamin D levels in acne vulgaris patients treated with oral isotretinoin. J Cosmet Dermatol 18(1): 16-20.
4. Ghadah A, Elneam AI, Alsenaid A, Al-Dhubaibi (2020) Vitamin D Levels in patients with and without acne and its relation to acne severity: A case-control study. Clin Cosmet Investig Dermatol 13: 759-765.
5. Lim SK, Ha JM, Lee YH, Lee Y, Seo YJ, Kim CD, Lee JH, Im M (2016) Comparison of Vitamin D levels in patients with and without Acne: A case-control study combined with a randomized controlled trial. PLoS One 11(8): 0161162.
6. Maulinda S, Hindritiani R, Ruchiatan K, Suwarsa O (2018) Comparison of interleukin-17 serum level between papulopustular and comedonal types of acne vulgaris. Majalah Kedokteran Bandun 48: 160-163.
7. Mostafa Wedad Z, Hegazy Rehab A (2015) Vitamin D and the skin: Focus on a complex relationship: A review. J Adv Res 6(6): 793-804.
8. Singh A, Khurana A, Sardana K (2021) Correlation of serum 25-hydroxy vitamin D and interleukin-17 levels with disease severity in acne vulgaris. Indian J Dermatol 66(3): 291-296.
9. Topan AE, Savk E, Karaman G, Sendur N, Uslu M, Karul A (2019) Assessment of the role of vitamin D and interleukin-17 in the pathogenesis of acne vulgaris. Turkderm-Turk Arch Dermatol Venereology 53: 68-72.
10. Wafaa MA, Essam AM, Hassan MH (2018) Lesional and circulating levels of interleukin-17 and 25-hydroxycholecalciferol in active acne vulgaris: Correlation to disease severity. Journal of Cosmetic dermatology 18(2): 1-6.