Thực trạng chăm sóc bệnh nhân sau mổ áp xe vùng hàm mặt theo quy trình của Bộ Y tế tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá thực hiện qui trình theo dõi và chăm sóc điều trị bệnh nhi sau chích rạch áp xe tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 90 trẻ chích rạch áp xe vùng hàm mặt tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Sau chích áp xe cho thấy kết quả tốt, không có biên chứng chiếm tỷ lệ cao 92,2%, chỉ có 1 trường hợp bị nhiễm trùng huyết. Kết quả chăm sóc đánh giá thực hiên tốt và đầy đủ trong hoạt động theo dõi, đánh giá người bệnh hàng ngày. Kết quả điều dưỡng thực hiện các kỹ thuật: Giải thích, hướng dẫn cho người nhà bệnh nhi việc tuân thủ dùng thuốc điều trị, chăm sóc bệnh nhi sau chích rạch theo các tiêu chí thì thấy 71,1% đạt tốt, 28,9% chưa tốt. Kết luận: Việc đánh giá thực hiện tốt và đầy đủ trong hoạt động theo dõi, đánh giá người bệnh hàng ngày, thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng như giải thích, hướng dẫn cho người nhà bệnh nhi việc tuân thủ dùng thuốc điều trị là cần thiết để đạt được hiệu quả điều trị cho bệnh nhi áp xe vùng hàm mặt.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Akhtar N et al (2015) Head and neck infections; secondary to dental causes; diagnosis and treatment. The Professional Medical Journal 22(6): 787-792.
3. Ngô Thị Ngoãn (2002) Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh tại các khoa Khám bệnh của 5 Bệnh viện khu vực hà Nội và các tỉnh. Kỷ yếu cácđề tài nghiên cứu khoa học tại Hội nghị Khoa họcĐiều dưỡng Toàn quốc lần thứ nhất, tr. 20-22.
4. Trương Nhựt Khuê, Nguyễn Thanh Quang (2017) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhiễm vùng hàm mặt do răng tại Bệnh viện Mắt - Răng Hàm Mặt Cần Thơ. Tạp chí Y học thực hành (1054), số 8/2017. tr. 248-251.
5. Đỗ Mạnh Hùng (2013) Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng.
6. Đỗ Văn Cẩn, Trịnh Đỗ Văn Nga, Nguyễn Thị Phương Hoa (2021) Kết quả điều trị nhiễm trùng vùng đầu- mặt- cổ trên 147 bệnh nhân tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi trung ương. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa, 5, 1 (tháng 2/2021).
7. Phạm Thị Xuyến (2015) Thực trạng công tác đi buồng thường quy của điều dưỡng viên tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
8. Kaye KS (2015) Rising unitied states hospital admission for acute bacterial skin and skin structure infections: Recent trend and economic impact. PLoS ONE 10(11): 0143276.
9. Care Process Model (2015) Assessment and Management of Skin and Soft Tissue Infection Peadiatric patients over 3 months. Intermountain Healthcare.
10. Hoàng Tiến Thắng (2010) Đánh giá sự hài lòng người bệnh nội trú thông qua kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây. Hội Nghị Khoa Học Điều Dưỡng Nhi Khoa Toàn Quốc Lần Thứ VII, tr. 142-147.