Nghiên cứu nồng độ alkaline phosphatase huyết tương bệnh nhân nhồi máu não

  • Nguyễn Văn Tuyến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Cẩm Thạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Thị Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nhồi máu não, nồng độ ALP, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi nồng độ alkaline phosphatase (ALP) huyết tương bệnh nhân nhồi máu não (NMN) tại Bệnh viện Trung ương Quân đôi 108. Bước đầu khảo sát giá trị tiên lượng nhồi máu não của chỉ số ALP huyết tương. Đối tượng và phương pháp: 70 người khỏe mạnh và 120 bệnh nhân nhồi máu não được điều trị tại Trung tâm Đột quỵ não - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 6/2021 đến 12/2021. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, chụp CT hoặc MRI sọ não và xét nghiệm ALP, các chỉ số sinh hóa khi vào viện. Kết quả: Nồng độ ALP huyết tương bệnh nhân nhồi máu não (258,94 ± 34,56U/L) cao hơn nhóm chứng (197,31 ± 16,25U/L) có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,798; Khoảng tin cậy 95% (0,651 - 0,962), p<0,01 với giá trị cắt của ALP là 238U/l là ngưỡng có thể phân biệt nhóm nhồi máu não với nhóm chứng. Người có nồng độ ALP tăng có nguy cơ nhồi máu não gấp 1,72 lần so với người có nồng độ ALP bình thường trong phân tích đơn biến (KTC 95%: 1,43 - 2,11, p<0,05). Không có mối liên quan giữa nồng độ ALP huyết tương với nhồi máu não trong phân tích đa biến (OR = 1,084, KTC 95%: 1,074 - 1,094, p>0,05). Kết luận: Giá trị cắt của ALP là 238U/l là ngưỡng có thể phân biệt nhóm nhồi máu não với nhóm chứng. Chỉ số ALP không có giá trị tiên lượng độc lập nhồi máu não với p>0,05.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. ShilpaSree AS, Sahukar S, Murthy J, Kumar K (2013) A study of serum apolipoprotein A1, apolipoprotein B and lipid profile in stroke. Journal of clinical and diagnostic research 7(7): 1303-1306.
2. Liu Y, Liang X, Xu X et al (2019) Increased serum alkaline phosphatase in patients with acute ischemic stroke. J Stroke Cerebrovasc Dis 28(1): 21-25.
3. Kim J, Song TJ, Song D et al (2013) Serum alkaline phosphatase and phosphate in cerebral atherosclerosis and functional outcomes after cerebral infarction. Stroke 44: 3547.
4. Ryu WS, Lee SH, Kim CK et al (2010) Increased serum alkaline phosphatase as a predictor of long-term mortality after stroke. Neurology 75: 1995-2002.
5. Brichacek AL, Brown CM (2018) Alkaline phosphatase: a potential biomarker for stroke and implications for treatment. Metabolic Brain Disease. doi:10.1007/s11011-018-0322-3.
6. Muscari A, Collini A, Fabbri E et al (2014) Changes of liver enzymes and bilirubin during ischemic stroke: Mechanisms and possible significance. BMC Neurology 14(1).
7. Uehara T, Ohara T, Minematsu K et al (2018) Predictors of stroke events in patients with transient ischemic attack attributable to intracranial stenotic lesions. Internal Medicine 57(3): 295-300.
8. Tonelli M, Curhan G, Pfeffer M et al (2009) Relation between alkaline phosphatase, serum phosphate, and all-cause or cardiovascular mortality. Circulation 120: 1784.
9. Christine A, Turan TN and Chimowitz MI (2013) Atherosclerotic intracranial arterial stenosis: Risk factors, diagnosis, and treatment. Lancet neurology 12(11): 1106-1114.
10. Boehme AK, Esenwa C, Elkind MSV (2017) Stroke risk factors, genetics, and prevention. Circulation Research 120(3): 472-495.
11. Wolf PA, Abbott RD, Kannel WB (1991). Atrial fibrillation as an independent risk factor for stroke: The Framingham study. Stroke 22: 983-988.