Kiến thức, thái độ, hành vi tiếp xúc ánh nắng và tình trạng sử dụng kem chống nắng của sinh viên, học viên ngành Y, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

  • Lê Tuấn Khanh Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn Thế Trung Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Main Article Content

Keywords

Kiến thức thái độ thực hành, kem chống nắng, tiếp xúc ánh nắng

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi về tiếp xúc ánh nắng, việc sử dụng, tác dụng không mong muốn của kem chống nắng của sinh viên, học viên ngành Y, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: 431 sinh viên và học viên sau đại học ngành Y, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Khảo sát sự tiếp xúc ánh nắng và sử dụng kem chống nắng trong 1 tháng qua kiến thức, thái độ, hành vi theo bảng câu hỏi. Giai đoạn 2: Sinh viên - học viên được hướng dẫn sử dụng kem chống nắng Anthelios Shaka Fluid SPF50 trong 3 tháng và đánh giá cách sử dụng, mức độ hài lòng, sự dung nạp và tác dụng phụ. Kết quả: Giai đoạn 1 có 431 người tham gia. Hầu hết trong số đó biết các tác hại của ánh nắng. Có 96,5% sinh viên - học viên đồng ý ánh nắng là cần thiết cho việc tổng hợp vitamin D. Có 83,5% người đã từng sử dụng kem chống nắng nhưng chỉ 29,7% sử dụng thường xuyên trong 1 tháng qua, 98,7% sử dụng kem chống nắng có SPF ≥ 30. Có đến 11,1% cho rằng sử dụng kem chống nắng gây thiếu vitamin D. Giai đoạn 2 có 69 người tham gia. Lượng kem chống nắng được sử dụng trong 3 tháng có trung vị là 49g (tứ phân vị là 41 - 56g), trung bình mỗi ngày là 0,8g.  Mức độ hài lòng và dung nạp lần lượt là 8,68/10 và 8,56/10. Da bóng nhờn (13%) và mụn trứng cá (5,8%) là các tác dụng phụ thường gặp. Kết luận: Sinh viên-học viên ngành Y, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có đủ kiến thức về tiếp xúc ánh nắng và thái độ chống nắng tốt nhưng không sử dụng đủ. Kem chống nắng Anthelios Shaka Fluid SPF50 được dung nạp tốt, mức độ hài lòng cao và ít tác dụng phụ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hồ Phạm Thục Lan (2011) Vitamin D status and parathyroid hormone in a urban population in Vietnam. Osteoporos Int 22(1): 241-248.
2. Lê Thái Vân Thanh (2015) Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Al-Mutairi N, Issa BI, Nair V (2012) Photoprotection and vitamin D status: A study on awareness, knowledge and attitude towards sun protection in general population from Kuwait, and its relation with vitamin D levels. Indian J Dermatol Venereol Leprol 78(3): 342-349.
4. Almuqati RR, Alamri AS, Almuqati NR (2019) Knowledge, attitude, and practices toward sun exposure and use of sun protection among non-medical, female, university students in Saudi Arabia: A cross-sectional study. International journal of women's dermatology (2): 105-109
5. Saridi M, Lionis S, Toska A et al (2016) Evaluation of students' knowledge and attitudes on sun radiation protection.
6. Singh S, Jha B, Tiwary NK et al (2019) Does using a high sun protection factor sunscreen on face, along with physical photoprotection advice, in patients with melasma, change serum vitamin D concentration in Indian conditions? A pragmatic pretest-posttest study. Indian J Dermatol Venereol Leprol 85(3): 282-286.
9. Urasaki MB, Murad MM, Silva MT, et al (2016) Exposure and sun protection practices of university students. Rev Bras Enferm 69(1): 114-121.
10. Vu LH, van der Pols JC, Whiteman DC et al (2010) Knowledge and attitudes about Vitamin D and impact on sun protection practices among urban office workers in Brisbane, Australia. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev 19(7): 1784-1789.