Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân trẻ tuổi

  • Nguyễn Công Long Bệnh viện Bạch Mai
  • Nguyễn Văn Khanh Bệnh viện Bạch Mai

Main Article Content

Keywords

Ung thư biểu mô tế bào gan, viêm gan vi rút B, trẻ tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối tương quan giữa nồng độ AFP với số lượng và kích thước của khối ung thư biểu mô tế bào gan ở người trẻ tuổi. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan dưới 40 tuổi được thu thập thông tin về tuổi, giới tính, tình trạng nhiễm vi rút viêm gan B, C, chức năng gan, kích thước và số lượng khối u, nồng độ AFP. Thiết kế nghiên cứu mô tả trên 48 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2021. Kết quả: Nhóm nghiên cứu của chúng tôi gồm 37 bệnh nhân nam và 11 bệnh nhân nữ (độ tuổi trung bình 34,4 tuổi); có 42/48 bệnh nhân trên 30 tuổi (87,8%); 43/48 (89,6%) bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B và 43/48 (89,6%) bệnh nhân có chức năng gan tốt (Child-Pugh A/B). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ AFP với số lượng và các mức độ kích thước của khối u. Kết luận: Ung thư biểu mô tế bào gan khởi phát sớm ở người trẻ có yếu tố nguy cơ rõ ràng với nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính. Cần giám sát chặt chẽ nhóm đối tượng có vi rút viêm gan B mạn tính để phát hiện sớm HCC.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Kwak HW, Park JW, Nam BH et al (2014) Clinical outcomes of a cohort series of patients with hepatocellular carcinoma in a hepatitis B virus-endemic area. J Gastroenterol Hepatol 29(4): 820-829. doi:10.1111/jgh.12470.
2. Carr BI, Guerra V, Giannini EG et al (2014) Significance of platelet and AFP levels and liver function parameters for HCC size and survival. Int J Biol Markers 29(3): 215-223. doi:10.5301/ jbm.5000064.
3. Yamazaki Y, Kakizaki S, Sohara N et al (2007) Hepatocellular carcinoma in young adults: The clinical characteristics, prognosis, and findings of a patient survival analysis. Dig Dis Sci 52(4): 1103-1107. doi:10.1007/s10620-006-9578-2.
4. Omata M, Cheng AL, Kokudo N et al (2017) Asia–Pacific clinical practice guidelines on the management of hepatocellular carcinoma: A 2017 update. Hepatol Int 11(4): 317-370. doi:10.1007/s12072-017-9799-9.
5. Giannini EG, Marenco S, Borgonovo G et al (2012) Alpha-fetoprotein has no prognostic role in small hepatocellular carcinoma identified during surveillance in compensated cirrhosis. Hepatology 56(4): 1371-1379. doi:10.1002/hep.25814.
6. Kim JH, Choi MS, Lee H et al (2006) Clinical features and prognosis of hepatocellular carcinoma in young patients from a hepatitis B-endemic area. J Gastroenterol Hepatol 21(3): 588-594. doi:10.1111/j.1440-1746.2005.04127.
7. Wan DW, Tzimas D, Smith JA et al (2011) Risk factors for early-onset and late-onset hepatocellular carcinoma in Asian immigrants with hepatitis B in the United States. Am J Gastroenterol 106(11): 1994-2000. doi:10.1038/ajg.2011.302.
8. Chan AJ, Balderramo D, Kikuchi L et al (2017) Early age hepatocellular carcinoma associated with hepatitis B infection in South America. Clin Gastroenterol Hepatol 15(10): 1631-1632. doi:10.1016/j.cgh.2017.05.015.
9. Furuta T, Kanematsu T, Matsumata T et al (1990) Clinicopathologic features of hepatocellular carcinoma in young patients. Cancer 66(11): 2395-2398.
10. Zeng J, Lin K, Liu H et al (2020) Prognosis factors of young patients undergoing curative resection for hepatitis B virus-related hepatocellular carcinoma: A multicenter study. Cancer Manag Res 12: 6597-6606. doi:10.2147/CMAR.S261368.