Kết quả bước đầu nội soi mật tụy ngược dòng cải tiến điều trị hẹp tắc ống mật chủ ở bệnh nhân đã cắt dạ dày

  • Trần Thị Ánh Tuyết Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trịnh Xuân Hùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Văn Thanh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Huyền Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hà Minh Trang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Xuân Quýnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Trường Giang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Phương Liên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Quyền Đăng Tuyên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Tiến Thịnh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Loan Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Nội soi mật tụy ngược dòng, cắt dạ dày kiểu Billroth II, bệnh lý đường mật

Tóm tắt

Mục tiêu: Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) ở bệnh nhân đã cắt dạ dày thường khó thực hiện vì giải phẫu ống tiêu hóa bị thay đổi. Vì vậy mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi đánh giá hiệu quả ERCP ở bệnh nhân đã cắt dạ dày kiểu Billroth II. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 10 bệnh nhân có bệnh lý đường mật đã cắt dạ dày kiểu Billroth II được tiến hành ERCP bằng ống nội soi nhìn thẳng. Kết quả: Trong 10 bệnh nhân được can thiệp ERCP đã cắt dạ dày kiểu Billroth II có 3 bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ, 7 bệnh nhân tắc mật do bệnh lý ung thư. Tỷ lệ can thiệp ERCP thành công là 7/10 bệnh nhân (70%), trong đó can thiệp lấy sỏi thành công là 3/3 bệnh nhân (100%), can thiệp đặt stent đường mật thành công là 4/7 bệnh nhân (57,1%), không có biến chứng. Kết luận: Kỹ thuật ERCP bằng máy nội soi nhìn thẳng nên được sử dụng ưu tiên ở bệnh nhân cắt dạ dày kiểu Billroth II có chỉ định lấy sỏi hoặc đặt stent đường mật trước khi chỉ định phẫu thuật.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bahattin Çiçek et al (2006) Endoscopic retrograde cholangiopancreatography in patients with Billroth II gastroenterostomy. Journal of Gastroenterology and Hepatology 22: 1210-1213.
2. Hashimoto M et al (2016) Treatment of biliary tract stones after gastrectomy in the era of laparoscopic cholecystectomy. J Hepatobiliary Pancreat Sci 23(11): 703-707.
3. Hausters P et al (1988) Cholelithiasis: A serious complication after total gastrectomy. Br J Surg 75: 899-900.
4. Wen-Guang Wu et al (2014) ERCP for patients who have undergone Billroth II gastroenterostomy and Braun anastomosis. World J Gastroenterol 20(2): 607-610.