Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực nấm phổi Aspergillus xâm lấn điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương nhân 47 trường hợp

  • Cung Văn Công Bệnh viện Phổi Trung ương
  • Khuất Thị Lương Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trần Thị Lý Bệnh viện Phổi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Cắt lớp vi tính nấm phổi Aspergillus, Aspergillus xâm lấn

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính ngực của các ca bệnh nấm phổi Aspergillus xâm lấn có dấu hiệu lâm sàng, được chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 47 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nấm phổi Aspergillus xâm lấn bằng 1 hoặc từ 2 các phương pháp: Vi sinh (soi tươi, nuôi cấy phân lập định danh), miễn dịch (kháng nguyên galactomanna, Aspergillus test nhanh LFD, nồng độ kháng nguyên 1,3-β-D-gluca); xét nghiệm xác định nấm gián tiếp (IgG, IgE, IgM), sinh học phân tử (realtime PCR), giải phẫu bệnh học. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình 54 ± 14 năm, nam/nữ là 2/1, ho đờm (36,2%), khó thở (48,9%), sốt (40,4%), ho máu (6,4%), thời gian xuất hiện các triệu chứng phần lớn từ 1 - 3 tuần trước khi nhập viện; 100% bệnh nhân có bệnh lý nền, trong đó 63,8% có yếu tố vật chủ của EORTC/MSG, nhiều nhất là bệnh máu ác tính (34%) và dùng corticoid kéo dài (23,4%). Các kỹ thuật chẩn đoán dương tính: Nuôi cấy đờm (21/47 = 44,7%), nuôi cấy dịch rửa phế quản/BAL (15/47 = 31,9%), giải phẫu bệnh: Nội soi sinh thiết phế quản/NSSTPQ (15/47 = 31,9%, sinh thiết xuyên thành ngực/STXTN (11/47 = 23,4%), xét nghiệm galactomannan máu (12/47 = 25,5%), galactomannan BAL (2/47 = 4,3%); LFD máu (5/47 = 10,6%); LFD BAL (2/47 = 4,3%). Hình ảnh cắt lớp vi tính ngực: Nốt/nhiều nốt (66 - 70%), đông đặc (38,3 - 51,1%); hang/nhiều hang (29%), kính mờ quanh nốt/quầng sáng (53,2 - 66%), dày thành đường dẫn khí (20%). Kết luận: Cắt lớp vi tính ngực có vai trò quan trọng trong định hướng, hỗ trợ chẩn đoán nấm phổi Aspergillus xâm lấn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Bongomin F, Gago S, Oladele RO, Denning DW (2017) Global and multi-national prevalence of fungal diseases estimate precision. J Fungi 3(4). doi:10.3390/jof3040057.
2. Smith JA, Kauffman CA (2012) Pulmonary fungal infections. Respirology 17(6): 913-926. doi: 10. 1111/j.1440-1843.2012.02150.
3. Kousha M, Tadi R, Soubani AO (2011) Pulmonary aspergillosis: A clinical review. Eur Respir Rev 20(121): 156-174.
4. Blot SI, Taccone FS, Van den Abeele AM et al (2012) A clinical algorithm to diagnose invasive pulmonary Aspergillosis in critically Ill patients. Am J Respir Crit Care Med; 186 (1): 56-64. doi:10. 1164/rccm.201111-1978OC.
5. Segal BH, Walsh TJ (2006) Current approaches to diagnosis and treatment of invasive Aspergillosis. Am J Respir Crit Care Med 173(7): 707-717. doi: 10.1164/rccm.200505-727SO.
6. Aguiar PADF, Pedroso R dos S, Borges AS, Moreira T de A, de Araújo LB, Röder DVD de B (2017) The epidemiology of cryptococcosis and the characterization of Cryptococcus neoformans isolated in a Brazilian University Hospital. Rev Inst Med Trop São Paulo 59: 13. doi: 10.1590/S1678-9946201759013.
7. Lin C, Yang TY, Chan MC, Hsu KH, Huang YH, Tseng JS (2021) Comprehensive Analysis and Risk Identification of Pulmonary Cryptococcosis in Non-HIV Patients. J Fungi 7(8): 657. doi:10.3390/ jof7080657
8. Prasad A, Agarwal K, Deepak D, Atwal SS (2016) Pulmonary Aspergillosis: What CT can offer before it is too late!. J Clin Diagn Res JCDR; 10(4): TE01-TE05. doi: 10.7860/JCDR/2016/17141.7684.
9. Nucci M, Nouér SA, Grazziutti M, Kumar NS, Barlogie B, Anaissie E (2010) Probable invasive Aspergillosis without prespecified radiologic findings: Proposal for inclusion of a new category of Aspergillosis and implications for studying novel therapies. Clin Infect Dis 51(11): 1273-1280. doi:10.1086/657065.
10. Ricvhard Webb W, Nestor L Muller, David P Naidich (2015) Hight-Resolution CT of the Lung. Wolter Kluer. fith edition: 429-472.
11. Taccone FS, Van den Abeele AM, Bulpa P et al (2015) Epidemiology of invasive aspergillosis in critically ill patients: Clinical presentation, underlying conditions, and outcomes. Crit Care Lond Engl, 19: 7. doi:10.1186/s13054-014-0722-7.
12. Tong B (2003) The economic impact of aspergillosis: analysis of hospital expenditures across patient subgroups. https://www.ijidonline.com/article/S1201 -9712(08)00092-1/fulltext.