Chuyển gốc động mạch kèm theo vách liên thất nguyên vẹn ở trẻ sơ sinh: Kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch tại Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Nguyễn Lý Thịnh Trường Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Tuấn Mai Bệnh viện Nhi Trung ương

Main Article Content

Keywords

Chuyển gốc động mạch, phẫu thuật chuyển vị động mạch, vách liên thất nguyên vẹn, sơ sinh

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch cho các bệnh nhân sơ sinh được chẩn đoán bất thường tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch và vách liên thất nguyên vẹn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các bệnh nhân sơ sinh được chẩn đoán chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn được phẫu thuật chuyển vị động mạch tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 12 năm 2016 được tiến hành hồi cứu. Kết quả: Có 101 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu. Tuổi phẫu thuật trung bình và cân nặng trung bình lần lượt là 19,15 ± 6,92 ngày (1 - 30) và 3,34 ± 0,47kg (2,1 - 4,7). Thời gian thở máy sau phẫu thuật và thời gian nằm viện trung bình lần lượt là 112,90 ± 118,93 giờ (18 - 1056) và 21,22 ± 13,01 ngày (1 - 104). Có 6 bệnh nhân (5,9%) tử vong tại bệnh viện và 2 bệnh nhân (2%) tử vong muộn trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật. Có 43 bệnh nhân cần để hở xương ức, 4 bệnh nhân có hội chứng cung lượng tim thấp, và 1 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật. Không có bệnh nhân nào cần mổ lại sau phẫu thuật chuyển vị động mạch trong thời gian theo dõi trung bình là 19,89 ± 15,74 tháng (1 - 66). Biểu đồ Kaplan-Meier cho thấy tỷ lệ sống sót lâu dài sau phẫu thuật chuyển vị động mạch đối với các bệnh nhân chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn là 92%, 88,5% và 88,5% lần lượt với thời gian theo dõi là 1 năm, 5 năm và 8 năm. Kết luận: Kết quả trung hạn phẫu thuật chuyển vị động mạch đối với các bệnh nhân sơ sinh mắc bệnh chuyển gốc động mạch-vách liên thất nguyên vẹn tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương là an toàn và rất tốt, tương đương với các trung tâm lớn trên thế giới. Một nghiên cứu khác với số lượng bệnh nhân nhiều hơn và theo dõi lâu dài hơn là hoàn toàn cần thiết.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Fricke TA, d’Udekem Y, Richardson M, Thuys C, Dronavalli M, Ramsay JM et al (2012) Outcomes of the arterial switch operation for transposition of the great arteries: 25 years of experience. Ann Thorac Surg 94(1): 139-145.
2. Muter A, Evans HM, Gauvreau K, Colan S, Newburger J, del Nido PJ et al (2021) Technical performance score’s association with arterial switch operation outcomes. Ann Thorac Surg 111(4): 1367-1373.
3. Hutter PA, Kreb DL, Mantel SF, Hitchcock JF, Meijboom EJ, Bennink GBWE (2002) Twenty-five years’ experience with the arterial switch operation. J Thorac Cardiovasc Surg 124(4): 790-797.
4. Anderson BR, Ciarleglio AJ, Hayes DA, Quaegebeur JM, Vincent JA, Bacha EA (2014) Earlier arterial switch operation improves outcomes and reduces costs for neonates with transposition of the great arteries. J Am Coll Cardiol 63(5): 481-487.
5. Qamar ZA, Goldberg CS, Devaney EJ, Bove EL, Ohye RG (2007) Current Risk Factors and Outcomes for the Arterial Switch Operation. Ann Thorac Surg 84(3): 871-879.
6. Norwood WI, Dobell AR, Freed MD, Kirklin JW, Blackstone EH (1988) Intermediate results of the arterial switch repair. J Thorac Cardiovasc Surg. 96(6): 854-863.
7. Boutin C, Jonas RA, Sanders SP, Wernovsky G, Mone SM, Colan SD (1994) Rapid two-stage arterial switch operation. Acquisition of left ventricular mass after pulmonary artery banding in infants with transposition of the great arteries. Circulation 90(3): 1304-1309.
8. Schidlow DN, Jenkins KJ, Gauvreau K, Croti UA, Giang DTC, Konda RK et al (2017) Transposition of the great arteries in the developing world. J Am Coll Cardiol 69(1): 43-51.
9. Wang C, Chen S, Zhang H, Liu J, Xu Z, Zheng J et al (2016) Anatomical classifications of the coronary arteries in complete transposition of the great arteries and double outlet right ventricle with subpulmonary ventricular septal defect. Thorac Cardiovasc Surg 65(01): 26-30.
10. Bove EL (1989) Current technique of the arterial switch procedure for transposition of the great arteries. J Card Surg 4(3): 193-199.
11. Blume ED, Altmann K, Mayer JE, Colan SD, Gauvreau K, Geva T (1999) Evolution of risk factors influencing early mortality of the arterial switch operation. J Am Coll Cardiol 33(6): 1702-1709.
12. Butts RJ, Ellis AR, Bradley SM, Hulsey TC, Atz AM Effect of Prostaglandin Duration on Outcomes in Transposition of the Great Arteries with Intact Ventricular Septum: Prostaglandin and Outcomes in Transposition. Congenit Heart Dis 7(4): 387-391.
13. Hiremath G, Natarajan G, Math D, Aggarwal S (2011) Impact of balloon atrial septostomy in neonates with transposition of great arteries. J Perinatol 31(7): 494-499.