Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm lậu cầu, Chlamydia trachomatis và HPV ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bằng kỹ thuật realtime PCR

  • Nguyễn Duy Ánh Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Bệnh lậu, Chlamydia trachomatis, HPV, phương pháp realtime PCR

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm lậu cầu, Chlamydia trachomatis và HPV ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bằng kỹ thuật realtime PCR. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 4988 phụ nữ độ tuổi từ 19 - 49 đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong thời gian từ 1/1/2015 đến 31/12/2015. Trong đó 3199 bệnh nhân xét nghiệm 2 bệnh là lậu và Chlamydia trachomatis; 283 bệnh nhân xét nghiệm cả ba bệnh: Lậu, Chlamydia trachomatis, HPV; 1506 bệnh nhân chỉ xét nghiệm HPV. Các đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn, khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm cổ tử cung để làm xét nghiệm ba bệnh này bằng phương pháp realtime PCR. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm lậu cầu là 0,6%; nhiễm Chlamydia trachomatis là 9,62%; nhiễm HPV là 21,18% (trong đó: 72,56% nhiễm 1 typ, 27,44% nhiễm từ 2 typ trở lên; typ 16 chiếm 22,69% và typ 18 chiếm 13,98%). Có 0,32% bệnh nhân nhiễm cả hai bệnh là lậu và Chlamydia trachomatis; 2,12% nhiễm cả hai bệnh là Chlamydia trachomatis và HPV. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm lậu cầu là 0,6%; nhiễm Chlamydia trachomatis là 9,62%; nhiễm HPV là 21,18%. Đặc biệt có 0,32% bệnh nhân nhiễm cả hai bệnh là lậu và Chlamydia trachomatis; 2,12% nhiễm cả hai bệnh là Chlamydia trachomatis và HPV.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Minh Nguyen, Giang M Le, Hanh T T Nguyen, Hinh Duc Nguyen, Jeffrey D Klausner (2019) Acceptability and feasibility of sexually transmissible infection screening among pregnant women in Hanoi, Vietnam. Sex Health 16(2): 133-138. doi: 10.1071/SH18041.
2. Nguyễn Hữu Quyền và cộng sự (2015) Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HPV ở bệnh nhân đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Melatec. Kỷ yếu Hội nghị Sản phụ khoa toàn quốc, tháng 12 năm 2015, tr. 78-82.
3. Tạ Thành Văn (2010) PCR và một số kỹ thuật y sinh học phân tử. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 45-46.
4. Chen H, Luo L, Wen Y et al (2020) Chlamydia trachomatis and Human Papillomavirus infection in women from southern hunan province in china: A large observational study. Front Microbiol 11:827.
5. Rowley J, Vander Hoorn S, Korenromp E, Low N, Unemo M, Abu-Raddad LJ, Chico RM, Smolak A, Newman L, Gottlieb S, Thwin SS, Broutet N, Taylor MM (2019) Chlamydia, gonorrhoea, trichomoniasis and syphilis: Global prevalence and incidence estimates, 2016. Bull World Health Organ 97: 548-562. doi: http://dx.doi.org/10.2471/BLT. 18.228486.
6. Xiang J, Han L, Fan Y et al (2021) Prevalence and genotype distribution of human papillomavirus among attendees at a sexually transmitted diseases clinic in Urban Tianjin, China. International Journal of General Medicine 14: 1983-1990.
7. Trần Đình Vinh, Phạm Chí Kông, Huỳnh Minh Nhật và Lê Hà Yến Chi (2020) Tình hình nhiễm Chlamydia trachomatis ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng năm 2018 - 2019. Tạp chí Phụ sản 18(2), tr. 57-62. https://doi.org/10.46755/vjog.2020.2.1115.
8. Parish WL, Laumann EO, Cohen MS, Pan S, ZhengH, Hoffman I et al (2003) Population-based study of chlamydial infection in China: A hidden epidemic. JAMA 289: 1265-1273. doi: 10.1001/ jama.289.10. 1265.
10. Shi XB, Liu FY, and Zhang HW (2001) Study of Chlamydia trachomatis infection on cervical secretion of women with early pregnancy and secondary sterility. Hunan Yi Ke Da Xue Xue Bao 26: 169-170.