Tình trạng đa bệnh lý mạn tính và một số yếu tố liên quan trên người cao tuổi

  • Nguyễn Trung Anh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Xuân Thanh Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Thị Hoài Thu Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Nguyễn Ngọc Tâm Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Thị Thanh Huyền Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Đa bệnh lý mạn tính, người cao tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với đa bệnh lý mạn tính ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 748 đối tượng từ 60 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2019. Đa bệnh lý mạn tính được xác định là mắc đồng thời hai bệnh lý mạn tính trở lên. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 71,19 ± 8,32 năm. Nữ chiếm 55,5%. Tỷ lệ mắc đa bệnh lý mạn tính là 87,8%, trong đó bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhất là tăng huyết áp (78,1%). Kết quả hồi quy đa biến cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng đa bệnh lý với chỉ số khối cơ thể (95%CI: 1,110 - 1,334), hội chứng dễ bị tổn thương (95 CI: 1,171 - 3,468) và tình trạng sử dụng nhiều thuốc (95%CI: 1,047 - 2,771). Kết luận: Tình trạng đa bệnh lý mạn tính trên người cao tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương chiếm tỷ lệ cao, trong đó bệnh lý thường gặp nhất là tăng huyết áp. Các yếu tố có liên quan với tình trạng đa bệnh lý mạn tính trên người cao tuổi là hội chứng dễ bị tổn thương và chỉ số khối cơ thể, sử dụng nhiều thuốc.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Hajat C and E Stein (2018) The global burden of multiple chronic conditions: A narrative review. Prev Med Rep 12: 284-293.
2. Vogeli C et al (2007) Multiple chronic conditions: prevalence, health consequences, and implications for quality, care management, and costs. J Gen Intern Med 22 (3): 391-395.
3. Caughey GE et al 2008) Prevalence of comorbidity of chronic diseases in Australia. BMC Public Health 8: 221.
4. Olivares DE et al (2017) Risk factors for chronic diseases and multimorbidity in a primary care context of central argentina: A web-based interactive and cross-sectional study. Int J Environ Res Public Health 14(3).
5. He Z et al (2018) Prevalence of multiple chronic conditions among older adults in florida and the united states: Comparative analysis of the oneflorida data trust and national inpatient sample. J Med Internet Res 20(4): 137.
6. Boyle PA, Cohen RA, Paul R Moser D, Gordon N (2009) Cognitive and motor impairments predict functional declines in patients with vascular dementia. International Journal of Geriatric Psychiatry 9(3): 179-186.
7. Lawton MP, Brody EM (1969) Assessment of older people: Self-maintaining and instrumental activities of daily living. The Gerontologist 9(3): 179-186.
8. Rockwood, K.M.D.F.F.a.A.P.M. (2011) Frailty defined by deficit accumulation and geriatric medicine defined by frailty. Clinics in Geriatric Medicine 27(1): 17-26.
9. Díez-Villanueva P et al (2017) Importance of frailty and comorbidity in elderly patients with severe aortic stenosis. Journal of geriatric cardiology 14(6): 379-382.