Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ và tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh động mạch chi dưới mạn tính

  • Lê Ngọc Long Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng
  • Phạm Nguyên Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Hồng Tốt Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Võ Thành Nhân Bệnh viện Chợ Rẫy

Main Article Content

Keywords

Đái tháo đường, bệnh động mạch chi dưới mạn tính, Bệnh viện Chợ Rẫy

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ thường gặp và tổn thương động mạch chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường t‎ýp 2 có bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT). Đối tượng và phương pháp: 180 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh động mạch chi dưới mạn tính bằng chụp động mạch cản quang qua da (gồm 90 bệnh nhân đái tháo đường t‎ýp 2 (nhóm nghiên cứu) và 90 bệnh nhân không bị đái tháo đường (nhóm chứng)), điều trị nội trú tại Khoa Phẫu thuật mạch máu, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2018. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh động mạch chi dưới mạn tính là 70,8 ± 10,6 tuổi, thấp hơn nhóm chứng (74,2 ± 11,8 tuổi), với p<0,05. Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhóm đái tháo đường týp 2 (30% so với 10% ở nhóm chứng), bệnh nhân đái tháo đường phát hiện bệnh động mạch chi dưới mạn tính ở giai đoạn muộn hơn nhóm chứng (50% đã có hoại tử tương ứng giai đoạn Rutherford 6 (tỷ lệ này ở nhóm chứng là 25,6%). 67,8% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tổn thương từ 3 động mạch trở lên trong đó hay gặp là tắc mạch ở các động mạch đoạn dưới gối (tỷ lệ tắc động mạch chày trước, chày sau, mác lần lượt là 50%, 47,8%, 20%), cao hơn nhóm chứng có‎ nghĩa thống kê. Kết luận: Bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có bệnh động mạch chi dưới mạn tính thường có tổn thương lan tỏa nhiều động mạch đoạn dưới gối, thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ thường gặp hơn so với nhóm bệnh nhân không có đái tháo đường.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Adler AI, Stevens RJ, Neil A et al (2002) UKPDS 59: hyperglycemia and other potentially modifiable risk factors for peripheral vascular disease in type 2 diabetes. Diabetes Care 25(5I): 894-899.
2. Selvin E, Erlinger TP (2004) Prevalence of and risk factors for peripheral arterial disease in the United States: results from the National Health and Nutrition Examination Survey, 1999-2000. Circulation 110(6): 738-743.
3. Norgren L, Hiatt WR, Dormandy JA et al (2007) In ter-Society Consensus for the management of peripheral arterial disease (Tasc II). Eur J Vasc Endovasc Surg 33(1): 1-40.
4. American Diabetes Association (2018) Standards of medical care in diabetes. Diabetes care 41(1): 13- 15.
5. Rutherford RB, Baker JD, Ernst C, Johnston KW, Porter JM, Ahn S, Jones DN (1997) Recommended standards for reports dealing with lower extremity ischemia: Revised version. J Vasc Surg 26(3): 517-538.
6. Trần Đức Hùng (2016) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị can thiệp nội mạch ở bệnh động mạch chi dưới mạn tính. Luận án Tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
7. Jude EB, Oyibo SO, Chalmers N et al (2001) Peripheral arterial disease in diabetic and nondiabetic patients: A comparison of severity and outcome. Diabetes care 24(8): 1433-1437.
8. Mueller T, Hinterreiter F, Poelz W et al (2016) Mortality rates at 10 years are higher in diabetic than in non-diabetic patients with chronic lower extremity peripheral arterial disease. Vasc Med 21(5): 445-452.
9. Liistro F, Porto I, Angioli P et al (2013) Drug-eluting balloon in peripheral intervention for below the knee angioplasty evaluation (DEBATE-BTK): A randomized trial in diabetic patients with critical limb ischemia. Circulation 128(6): 615-621.
10. Lê Kim Cao (2018) Đánh giá kết quả sớm can thiệp nội mạch điều trị tắc hẹp ĐM chi dưới mạn tính kèm đái tháo đường. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
11. DeRubertis BG, Pierce M, Ryer EJ et al (2008) Reduced primary patency srate in diabetic patients after percutaneous intervention results from more frequent presentation with limb-threatening ischemia. Journal of vascular surgery 47(1): 101-108.