Đánh giá vai trò của độ sâu tiền phòng và chiều dày thể thủy tinh trong tính công suất thể thủy tinh nhân tạo
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá vai trò của độ sâu tiền phòng và chiều dày thể thủy tinh trong tính công suất thể thủy tinh nhân tạo và đề xuất các công thức tính công suất thể thủy tinh phù hợp với từng người bệnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên các người bệnh có trục nhãn cầu bình thường (từ 22,0 - 24,5mm) và độ loạn thị ≤ 1,5D được phẫu thuật Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2017. Các chỉ số được đo bằng máy LENSTAR LS900. Công thức tính số thể thủy tinh nhân tạo thế hệ 3 (SRKT) được so sánh với công thức thế hệ 4 Olsen (đã được tích hợp trên máy LENSTAR LS 900). Độ sâu tiền phòng trước mổ được chia làm 3 nhóm: ≤ 3,0, 3 - 3,5, và ≥ 3,5mm. Chiều dày thể thủy tinh được chia làm 2 nhóm: < 4,5 và ≥ 4,5mm. Khúc xạ cầu tương đương tồn dư lý thuyết dự tính sau mổ (ME) và độ chênh lệch giữa khúc xạ cầu tương đương tồn dư dự tính và khúc xạ cầu tương đương tồn dư thực tế ở thời điểm 3 tháng sau mổ (MAE) của mỗi công thức được so sánh ở mỗi nhóm. Đánh giá mối tương quan giữa độ sâu tiền phòng và độ dày thể thủy tinh. Kết quả: 137 mắt của 114 người bệnh được theo dõi. Độ tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,68 ± 11,58 năm, độ sâu tiền phòng trung bình trước mổ là 3,16 ± 0,51mm, chiều dày thể thủy tinh trung bình là 4,35 ± 0,49mm. Độ chệnh lệch khúc xạ giữa khúc xạ cầu tương đương tồn dư dự tính và thực tế sau mổ 3 tháng với công thức SRKT và Olsen lần lượt là: 0,42 ± 0,29D và 0,28 ± 0,26D. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Với độ sâu tiền phòng từ 3 - 3,5mm thì không có sự khác biệt giữa công thức SRKT và công thức Olsen. Tuy nhiên, ở độ sâu tiền phòng ≤ 3,0mm; ≥ 3,5mm và ở chiều dày thể thủy tinh < 4,5, ≥ 4,5mm công thức Olsen có dự đoán đúng hơn đáng kể so với SRKT với p<0,01. Có mối tương quan nghịch biến chặt chẽ giữa độ sâu tiền phòng và độ dày thể thủy tinh với r = -0,67 và p<0,001. Kết luận: Độ sâu tiền phòng và chiều dày thể thủy tinh là hai yếu tố quan trọng trong tính công suất thể thủy tinh nhân tạo. Công thức Olsen là sự lựa chọn tốt cho tất cả các độ sâu tiền phòng và chiều dày thể thủy tinh khác nhau ở những người bệnh có trục nhãn cầu bình thường.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Mohammad M (2014) Effect of anterior chamber depth on the choice of intraocular lens calculation formula in patients with normal axial length. Middle East Afr J Ophthalmol 21(4): 307-311.
3. John Shammas (1996) Modern formula for intraocular lens power calculation. Intraocular lens power calculation 18(3): 15-24.
4. Olsen T (1996) The Olsen formula. Intraocular lens power calculation 31(4): 27-38.
5. Olsen T, Corydon L & Gimbel H (1995) Intraocular lens power calculation with an improved anterior chamber depth prediction algorithm. J Cataract Refract Surg 21: 313-319.
6. Olsen T (2006) Prediction of the effective postoperative (intraocular lens) anterior chamber depth. J Cataract Refract Surg 32: 419-424.
7. Praveen MR (2009) Lens thickness of Indian eyes: Impact of isolated lens opacity, age, axial length, and influence on anterior chamber depth. Eye (lond) 23(7): 1542-1548.
8. Binkhorst RD (1975) The optical design of intraocular lens implants. Ophthalmic Surg 6: 17-31.
9. Sanders DR, Retzlaff J, Kraff MC (1988) Comparison of the SRK II formula and other second- generation formulas. J Cataract Refract Surg 14: 136-141.
10. Eom Y, Kang S, Song J et al (2014) Comparison of Hoffer Q and Haigis gormulae for intraocular lens power calculation according to the anterior chamber depth in short eyes. Am J Ophthalmol 157: 818–824.
11. Haigis W (2008) Intraocular lens calculation after refractive surgery for myopia: Haigis-L formula. J Cataract Refract Surg 34: 1658-1663.
12. Wang J, Chang S (2013) Optical biometry intraocular lens power calculation using different formulas in patients with different axial lengths. Int J Ophthalmology 6: 150-154.
13. Day A, Foster P, Stevens J (2012) Accuracy of intraocular lens power calculation in eyes with axial length < 22.00mm. Clin Experiment Ophthalmology 40: 855-862.
14. Cooke DL, Cooke TL (2016) Comparison of 9 intraocular lens power calculation formulas. J cataract refract surg 42(8): 1157-1164.
15. Shajari M et al (2018) Comparison of 9 modern intraocular lens power calculation formulas for a quadrifocal intraocular lens. J cataract refract surg 44(8): 942-948.