Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi san hô bán phần

  • Hoàng Đức Minh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
  • Nguyễn Văn Bình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
  • Trương Vĩnh Quý Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
  • Phan Văn Tú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
  • Phan Khánh Việt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
  • Trần Quốc Tuấn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị

Main Article Content

Keywords

Kỹ thuật nội soi sau phúc mạc, sỏi san hô, điều trị

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi san hô bán phần. Đối tượng và phương pháp: 9 bệnh nhân sỏi san hô bán phần được điều trị bằng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2018 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Tuổi trung bình là 51,2 (31 - 65 tuổi); 5 nam và 4 nữ (55,6% và 44,4% tương ứng). Kích thước sỏi trung bình là 5,1cm (3,2 - 6,8cm). Kết quả: Thành công 8/9 trường hợp (88,9%), 1 trường hợp chuyển mổ mở là do chảy máu (11,1%). Lượng máu mất ước tính trong mổ là 20 - 50ml. Thời gian phẫu thuật trung bình là 95,3 phút (70 - 165 phút). Tất cả trường hợp đều đặt sonde JJ niệu quản (100%). Thời gian nằm viện trung bình sau phẫu thuật là 5,2 ngày (4 - 7 ngày). Về biến chứng có: 1 trường hợp (12,5%) nhiễm trùng đường tiểu sau mổ; 3 trường hợp (37,5%) đái máu sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc có thể thực hiện được với sỏi san hô bán phần với kích thước lên đến 6,8cm. Kết quả phẫu thuật phụ thuộc vào kinh nghiệm của phẫu thuật viên và sự lựa chọn bệnh cẩn thận, đúng đắn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đặng Hanh Đệ (2009) Sỏi đường tiết niệu. Bệnh học Ngoại khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr. 72-76.
2. Trần Văn Hinh (2008) Chiến lược điều trị sỏi đường tiết niệu. Điều trị sỏi niệu bằng phẫu thuật ít xâm lấn, Nhà xuất bản Y học, tr. 20-29.
3. Aminsharifi A, Hadian P (2013) Laparoscopic anatrophic nephrolithotomy for management of complete staghorn renal stone: Clinical efficacy and intermediate-term functional outcome. Journal of Endourology 27(5): 573-578.
4. Chander J, Dangi AD (2010) Evaluation of the role of preoperative double-J ureteral stenting in retroperitoneal laparoscopic pyelolithotomy. Surg Endosc 24: 1722-1726.
5. Gaur DD (2002) Retroperitoneal laparoscopic pyelolithotomy for staghorn stones. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques 12(4): 209-303.
6. Goel A (2003) Evaluation of role of retroperitoneoscopic pyelolithotomy and its comparison with percutaneous nephrolithotripsy. Int Urol Nephrol 35: 73-76.
7. Nouralizadeh A, Simforoosh N, Soltani MH (2012) Laparoscopic transperitoneal pyelolithotomy for management of staghorn renal calculi. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques 22(1): 61-65.
8. Pastore AL, Palleschi G (2016) Combined laparoscopic pyelolithotomy and endoscopic pyelolithotripsy for staghorn calculi: Long-term follow-up results from a case series. Ther Adv Urol 8(1): 3-8.
9. Qin C, Wang S et al (2014) Retroperitoneal laparoscopic technique in treatment of complex renal stones: 75 cases. BMC Urology: 1-6.
10. Wang X, Li S (2013) Laparoscopic pyelolithotomy compared to percutaneous nephrolithotomy as surgical management for large renal pelvic calculi: A meta-analysis. The Journal of Urology 190: 888-893.