Nghiên cứu ảnh hưởng lên huyết động của sevoflurane và propofol trong phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể

  • Vũ Thành Lâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quốc Kính Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Nguyễn Minh Lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Kiên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Mạnh Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hoàng Thu Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Huyết động, sevoflurane, propofol, phẫu thuật tim, tuần hoàn ngoài cơ thể

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng lên một số chỉ số huyết động của sevoflurane và propofol trong gây mê cho phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng, ngẫu nhiên, mù đơn, có so sánh. 56 bệnh nhân phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể được chia thành hai nhóm ngẫu nhiên, mỗi nhóm 28 bệnh nhân. Nhóm S được gây mê bằng sevoflurane, nhóm P được gây mê tĩnh mạch toàn bộ (TIVA) với propofol. Kết quả: Nhóm P có huyết áp tâm thu, tâm trương và trung bình ngay trước tuần hoàn ngoài cơ thể, 15 phút sau kết thúc tuần hoàn ngoài cơ thể và kết thúc phẫu thuật; bão hòa oxy tĩnh mạch chủ trên (ScvO2) sau thả kẹp động mạch chủ thấp hơn; tỷ lệ sử dụng thuốc vận vạch và trợ tim trong và sau phẫu thuật, lượng ephedrine sử dụng trong quá trình phẫu thuật cao hơn nhóm S có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Gây mê bằng sevoflurane duy trì huyết động ổn định hơn gây mê tĩnh mạch propofol toàn bộ ở các bệnh nhân phẫu thuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Hữu Đạt, Nguyễn Thị Quý (2013) Đánh giá hiệu quả bảo vệ cơ tim của sevoflurane trong phẫu thuật van tim. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr. 203-207.
2. Bonanni A, Signori A, Alicino C et al (2020) Volatile anesthetics versus propofol for cardiac surgery with cardiopulmonary bypass: Meta-analysis of randomized trials. Anesthesiology 132: 1429-1446.
3. Jovic M, Stancic A, Nenadic D et al (2012) Mitochondrial molecular basis of sevoflurane and propofol cardioprotection in patients undergoing aortic valve replacement with cardiopulmonary bypass. Cell Physiol Biochem 29(1-2): 131-142.
4. Li F, Yuan Y (2015) Meta-analysis of the cardioprotective effect of sevoflurane versus propofol during cardiac surgery. BMC Anesthesiology 15(128): 1-12.
5. Yang XL, Wang D, Zhang GY et al (2017) Comparison of the myocardial protective effect of sevoflurane versus propofol in patients undergoing heart valve replacement surgery with cardiopulmonary bypass. BMC Anesthesiol 17(1): 1-7.