Điều trị thành công biến chứng endoleak type IA sau can thiệp đặt stent graft phình động mạch chủ bụng bằng dụng cụ cố định Heli-FX

  • Lê Hữu Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Trọng Tuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lương Tuấn Anh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Xuân Thủy Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Bá Hồng Phong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Quang Thái Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Dụng cụ cố định Heli-FX, biến chứng endoleak type IA, điều trị phình động mạch chủ bụng.

Tóm tắt

Dụng cụ cố định Heli-FX là một trong những dụng cụ tiên tiến nhất để áp dụng trong can thiệp điều trị phình động mạch chủ bụng cũng như xử lý biến chứng endoleak type IA. Báo cáo của chúng tôi về một ca lâm sàng điều trị thành công biến chứng endoleak type IA sau can thiệp phình động mạch chủ bụng bằng dụng cụ cố định Heli-FX. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 59 tuổi nhập viện vì đau bụng, đã được chẩn đoán phình động mạch chủ bụng đoạn dưới thận, hình thái tổn thương tương đối khó khăn với góc cổ dưới thận là 73,8 độ và độ dài cổ phình mạch là 15mm, đã được điều trị can thiệp nội mạch đặt stent graft, sau can thiệp một tháng kiểm tra lại bằng chụp CT mạch máu phát hiện endoleak type I phía trung tâm, và di chuyển stent chính khỏi vị trí ban đầu 5mm. Bệnh nhân có chỉ đinh can thiệp bổ sung thì hai phương án đặt thêm stent trung tâm và cố định stent bằng dụng cụ Heli-FX của hãng Medtronic. Can thiệp thành công, sau can thiệp hai tháng kiểm tra lại bằng chụp CT mạch máu không phát hiện endoleak, không phát hiện di chuyển stent. Kết luận: Dụng cụ cố định Heli-FX có thể được sử dụng an toàn trong phòng ngừa chủ động và điều trị biến chứng endoleak type IA cho các bệnh nhân có giải phẫu mạch máu không thuận lợi và đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Daye D and Walker TG (2018) Complications of endovascular aneurysm repair of the thoracic and abdominal aorta: Evaluation and management. Cardiovasc Diagn Ther 8(1): 138-156.
2. Fransen GA et al (2003) Rupture of infra-renal aortic aneurysm after endovascular Repair: A series from EUROSTAR registry. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery 26(5): 487-493.
3. Tonnessen BH, Sternbergh WC, and Money SR (2005) Mid and long-term device migration after endovascular abdominal aortic aneurysm repair: A comparison of AneuRx and Zenith endografts. J Vasc Surg 42(3): 392-400; discussion 400-401.
4. England A et al (2004) Device migration after endovascular abdominal aortic aneurysm repair: experience with a talent stent-graft. J Vasc Interv Radiol 15(12): 1399-1405.
5. Sidawy AN, Perler BA (2019) Rutherford's vascular surgery and endovascular therapy ed. N. Edition. 2019, Philadelphia, PA 19103-2899: Elsevier. 2577.
6. Midy D et al (2020) Five year results of the french EPI-ANA-01 registry of anaconda (TM) endografts in the treatment of infrarenal abdominal aortic aneurysms. Eur J Vasc Endovasc Surg 60(1): 16-25.
7. Jordan WD et al (2016) One-year results of the ANCHOR trial of EndoAnchors for the prevention and treatment of aortic neck complications after endovascular aneurysm repair. Vascular 24(2): 177-186.
8. Giudice R et al (2019) The use of EndoAnchors in endovascular repair of abdominal aortic aneurysms with challenging proximal neck: Single-centre experience. JRSM Cardiovasc Dis 8: 2048004019845508.
9. Karaolanis G et al (2020) Outcomes of endosutured aneurysm repair with the Heli-FX EndoAnchor implants. Vascular 28(5): 568-576.