Đánh giá kết quả thắt trĩ bằng vòng cao su qua nội soi ống mềm

  • Đào Việt Hằng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật
  • Nguyễn Phúc Bình Bệnh viện Bạch Mai
  • Đào Văn Long Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Main Article Content

Keywords

Thắt trĩ bằng vòng cao su, ống mềm, trĩ nội

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm về mặt kĩ thuật và kết quả điều trị của phương pháp thắt trĩ qua nội soi ống mềm. Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân được chẩn đoán trĩ nội độ II-III hoặc trĩ nội độ I có chảy máu tái phát nhiều lần. Ghi nhận triệu chứng lâm sàng, chất lượng cuộc sống (đánh giá bằng bộ câu hỏi EQ-5D-5L) và kết quả ngay sau thắt trĩ và sau 6 - 8 tuần. Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển được 131 bệnh nhân, trong đó 58,7% là nam giới và 55,7% ở nhóm tuổi 40 - 59. Tỷ lệ trĩ độ I, II và III lần lượt là 20,6%, 56,5%, và 22,9%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ỉa máu nhiều lần (73,3%) và sa búi trĩ (79,4%). Tỷ lệ bệnh nhân thắt trĩ 1 lần là 92,4%, số vòng thắt trung bình là 5,21 ± 0,99. Sau thắt trĩ, bệnh nhân đau ở mức độ vừa (điểm VAS trung bình 4,61 ± 2,43), thời gian hết đau trung bình là 45,2 ± 28,8 phút. Sau 6 - 8 tuần, triệu chứng về trĩ giảm có ý nghĩa thống kê, hệ số chất lượng cuộc sống được cải thiện. Kết luận: Thắt trĩ bằng vòng cao su qua nội soi ống mềm là một kỹ thuật hiệu quả, bệnh nhân đáp ứng tốt sau thắt trĩ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đoàn Trung Hiếu, Thái Thị Hoài và cộng sự (2012) Nhận xét kết quả điều trị trĩ nội bằng phương pháp: Quang đông hồng ngoại và thắt vòng cao su tại Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 7(28), tr. 1835-1841.
2. Dương Minh Thắng (2018) Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp thắt vòng cao su qua nội soi tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y học Việt Nam, (467), tr. 119-122.
3. Ngô Tuấn Linh (2017) Nghiên cứu hiệu quả thắt trĩ nội bằng vòng cao su qua nội soi tại BV C Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, (49), tr. 3083-3089.
4. Nguyễn Mạnh Nhâm (2004) Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh-điều trị. Tạp chí Hậu môn Trực tràng, IV, tr. 3-15.
5. Trần Thiện Hoà, Phan Anh Tuấn và cộng sự (2010) Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng của bệnh trĩ ở người trên 50 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(1).
6. Brown Steven R, Tiernan James P et al (2016) Haemorrhoidal artery ligation versus rubber band ligation for the management of symptomatic second-degree and third-degree haemorrhoids (HubBLe): A multicentre, open-label, randomised controlled trial. Lancet (London, England), 388(10042): 356-364.
7. Davis BR, Lee-Kong SA et al (2018) The American society of colon and rectal surgeons clinical practice guidelines for the management of hemorrhoids. Dis Colon Rectum 61(3): 284-292.
8. El Nakeeb AM, Fikry AA et al (2008) Rubber band ligation for 750 cases of symptomatic hemorrhoids out of 2200 cases. World J Gastroenterol 14(42): 6525-6530.
9. Vu Quynh Mai, Hoang Van Minh et al (2018) Valuing Health - Related Quality of Life: An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam.
10. Watson NFS, Liptrott S et al (2006) A prospective audit of early pain and patient satisfaction following out-patient band ligation of haemorrhoids. Annals of the Royal College of Surgeons of England 88(3): 275-279.