Kĩ thuật vét hạch dọc thần kinh quặt ngược trong phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư thực quản

  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Phạm Văn Hiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Ung thư thực quản, vét hạch, dây thần kinh quặt ngược

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của kỹ thuật vét hạch dọc dây thần kinh quặt ngược 2 bên trong phẫu thuật nội soi cắt thực quản điều trị ung thư thực quản. Đối tượng và phương pháp: 29 bệnh nhân ung thư thực quản 1/3 giữa và 1/3 dưới được tiến hành phẫu thuật nội soi thay thực quản bằng ống dạ dày, vét hạch dọc 2 dây thần kinh quặt ngược từ tháng 5/2019 tới tháng 8/2020 tại Khoa Phẫu thuật Ống tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ghi nhận các số liệu về đặc điểm bệnh nhân và khối u, các đặc điểm về phẫu thuật, biến chứng sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh về hạch sau mổ. Kết quả: 100% bệnh nhân là nam giới. 93,09% bệnh nhân được điều trị bổ trợ trước mổ. Kết quả giải phẫu bệnh: U ở giai đoạn T1, T2 chiếm 79,3%, 41,27% có di căn hạch, tỷ lệ di căn hạch dọc dây thần kinh quặt ngược trái là 6,89%, tỷ lệ di căn hạch dọc dây thần kinh quặt ngược phải là 10,34%. Biến chứng nói khàn thường gặp nhất (17,24%). Không có tử vong phẫu thuật. Kết luận: Vét hạch dọc dây thần kinh thanh quản quặt ngược là kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong điều phẫu thuật nội soi cắt thực quản.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Oshikiri, Taro et al (2015) A new method (the “Bascule method”) for lymphadenectomy along the left recurrent laryngeal nerve during prone esophagectomy for esophageal cancer. Surgical endoscopy 29(8): 2442-2450.
2. Oshikiri, Taro et al (2017) Practical surgical techniques for lymphadenectomy along the right recurrent laryngeal nerve during thoracoscopic esophagectomy in the prone position. Annals of Surgical Oncology 24(8): 2302-2302.
3. Cuschieri A, Shimi S, and Banting S (1992) Endoscopic oesophagectomy through a right thoracoscopic approach. Journal of the Royal College of Surgeons of Edinburgh 37(1): 7.
4. Tan, Zihui, et al (2014) Impact of thoracic recurrent laryngeal node dissection: 508 patients with tri-incisional esophagectomy. Journal of Gastrointestinal Surgery 18(1): 187-193.
5. Tong, Daniel, and Simon Law (2013) Extended lymphadenectomy in esophageal cancer is crucial. World journal of surgery 37(8): 1751-1756.
6. Ninomiya, Itasu, et al (2014) Oncologic outcomes of thoracoscopic esophagectomy with extended lymph node dissection: 10-year experience from a single center. World journal of surgery 38(1): 120-130.
7. Haller, Justin M, Michael I, and Francis HS (2012) Clinically relevant anatomy of recurrent laryngeal nerve. Spine 37(2): 97-100.
8. Lin, Miao et al (2018) A comparison between two lung ventilation with CO2 artificial pneumothorax and one lung ventilation during thoracic phase of minimally invasive esophagectomy. Journal of thoracic disease 10(3): 1912.
9. Cai, Lei et al (2017) Better perioperative outcomes in thoracoscopic-esophagectomy with two-lung ventilation in semi-prone position. Journal of thoracic disease 9(1): 117.
10. Chien-Hung C, Yu-Wen W, and Yin-Kai C (2018) Lymph node dissection along the recurrent laryngeal nerves in patients with oesophageal cancer who had undergone chemoradiotherapy: Is it safe?. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery 54(4): 657-663.
11. Rice TW, Patil DT, Blackstone EH (2017) 8th edition AJCC/UICC staging of cancers of the esophagus and esophagogastric junction: Application to clinical practice. Ann Cardiothorac Surg 6(2): 119-130.