Đánh giá giá trị của chỉ số Amsterdam sửa đổi dự báo nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

  • Trần Thị Hằng Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Thị Ngọc Lan Đại Học Y Hà Nội
  • Lê Đình Tuân Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Thị Phi Nga Học viện Quân y
  • Nguyễn Tiến Sơn Học viện Quân y
  • Vũ Thanh Bình Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Thị Ngọc Huyền Đại học Y Dược Thái Bình
  • Dương Huy Hoàng Đại học Y Dược Thái Bình

Main Article Content

Keywords

Viêm khớp dạng thấp, chỉ số Amsterdam sửa đổi, mật độ xương

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của chỉ số Amterdam sửa đổi dự báo nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 128 bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp đến khám và điều trị nội trú tại Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao loãng xương theo chỉ số Amsterdam sửa đổi là 84,4%. Chỉ số Amsterdam sửa đổi có độ nhạy 97,44%, độ đặc hiệu 21,35%, giá trị dự đoán dương tính 35,2%, giá trị dự đoán âm tính 95%, diện tích dưới đường cong ROC tại cổ xương đùi 0,64 (0,55 - 0,73) CI 95%. Nếu điều chỉnh yếu tố cân nặng < 50kg (thay bằng cân nặng < 60kg), là một tiêu chí để tính điểm, chỉ số Amsterdam sửa đổi có độ nhạy 89,74%, độ đặc hiệu là 35,96%, diện tích dưới đường cong ROC là 0,69 (0,59 - 0,78) CI 95%. Kết luận: Nguy cơ cao loãng xương ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp theo chỉ số Amsterdam sửa đổi là 84,4%. Có thể áp dụng chỉ số Amsterdam sửa đổi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp để sàng lọc những bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao cần được đo mật độ xương để xem xét điều trị loãng xương và dự phòng gãy xương.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân (1998) Bệnh thấp khớp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2010) Bệnh học cơ xương khớp nội khoa. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Carmen Gómez-Vaquero, Dolors Martínez, Aguila et al (2007) Evaluation of two proposals based on clinical factors for selecting male patients with rheumatoid arthritis that should undergo a bone densitometry. Reumatología Clínica 3(2): 63-66.
4. Caroline Brand C, Lowe A, Hall S (2008) The utility of clinical decision tools for diagnosing osteoporosis in postmenopausal women with rheumatoid arthritis. BMC Musculoskelet Disord 9: 13 (doi: 10.1186/1471-2474-9-13).
5. Dunne CA, Moran CJ, and Thompson PW (1995) The effect of regular intramuscular corticosteroid therapy on bone mineral density in rheumatoid patients. Scand J Rheumatol 24(1): 48-49.
6. Gonzalez-Lopez L, Gamez-Nava JI, Vega-Lopez A et al (2012) Performance of risk indices for identifying low bone mineral density and osteoporosis in Mexican Mestizo women with rheumatoid arthritis. J Rheumatol 34: 247-253.
6. Haugeberg G, Orstavik RE, Uhlig T et al (2002) Clinical decision rules in rheumatoid arthritis: Do they identify patients at high risk for osteoporosis? Testing clinical criteria in a population based cohort of patients with rheumatoid arthritis recruited from the Oslo Rheumatoid Arthritis Register. Ann Rheum Dis 61: 1085-1089.
7. Nolla JM, Fiter J, Gomez-Vaquero et al (2001) Value of clinical factors in selecting postmenopausal women with rheumatoid arthritis for bone densitometry. Ann Rheum Dis 60: 799-801.
8. Lems WF and Dijkmans BA (1998) Should we look for osteoporosis in patients with rheumatoid arthritis?. Ann Rheum Dis 57: 325-327.