Khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kì tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Trần Hồng Xinh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thanh Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Vũ Hoài Sơn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thu Hoài Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Thị Hằng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Tình trạng dinh dưỡng, lọc máu chu kì, thang điểm đánh giá toàn diện chủ thể (SGA)

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kì tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng bảng điểm đánh giá toàn diện chủ thể (SGA- Subject Global Assessment) khảo sát tình trạng dinh dưỡng của 69 bệnh nhân lọc máu chu kì tại Khoa Nội thận và Lọc máu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 31,9% bệnh nhân lọc máu chu kì tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 có tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ đến vừa (SGA B); 34,8% được tư vấn về dinh dưỡng. Ở nhóm tuân thủ dinh dưỡng thì tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ đến vừa thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không tuân thủ. Chưa phát hiện thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố như: Thời gian lọc máu, bệnh lý nền, albumin máu, chỉ số BMI đến tình trạng suy dinh dưỡng. Kết luận: Nhóm bệnh nhân tuân thủ chế độ dinh dưỡng có kết quả đánh giá SGA tốt hơn nhóm không tuân thủ, cần quan tâm đến việc tư vấn, giáo dục bệnh nhân để họ có chế độ dinh dưỡng hợp lí.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ngô Thị Khánh Trang (2015) Nghiên cứu đặc điểm và giá trị tiên lượng của hội chứng suy dinh dưỡng- viêm- xơ vữa ở bệnh nhân thận mạn tính giai đoạn cuối. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Nguyễn An Giang, Lê Việt Thắng, Võ Quang Huy (2013) Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân thận mạn tính lọc máu chu kì bằng thang điểm đánh giá toàn diện. Tạp chí Y học Thực hành số 5, tr. 159-163.
3. Trần Khánh Thu (2017) Thực trạng chăm sóc dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và kết quả can thiệp dinh dưỡng cho người bệnh thận nhân tạo chu kì. Luận văn Tiến sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Ali Ghorbani et al (2020) The prevalence of malnutrition in hemodialysis patients. Journal of Renal Injury Prevention 9(2).
5. Alison Steiber et al (2007) Multicenter study of the validity and reliability of subjective global assessment in the hemodialysis population. Journal of Renal Nutrition 17(5): 336-342.
6. Canadian Malnutrition Task Force (2017) Subjective global assessment form.
7. National Kidney Foundation Kidney Disease Outcomes Quality Initiative (NKF KDOQI) (2000), Clinical practice guidelines for nutrition in chronic renal failure. American Journal of Kidney Diseases 35(6): 1-140.