Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn tại một số khoa lâm sàng trọng điểm ở bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế năm 2019

  • Trần Đình Bình Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Lê Văn An Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Ngô Viết Quỳnh Trâm Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Phan Văn Bảo Thắng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Nguyễn Thị Châu Anh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Nguyễn Hoàng Bách Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Trần Tuấn Khôi Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Trần Doãn Hiếu Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Lê Nữ Xuân Thanh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Nguyễn Thị Đăng Khoa Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Nguyễn Thị Tuyền Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
  • Ung Thị Thủy Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Main Article Content

Keywords

Kháng sinh, đề kháng, nhiễm khuẩn, bệnh viện

Tóm tắt

Mục tiêu: Cập nhật tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tại một số khoa trọng điểm của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Khảo sát tính đề kháng kháng sinh bằng kỹ thuật dĩa kháng sinh khuếch tán trên thạch trên 984 chủng vi khuẩn phân lập được từ bệnh nhân điều trị tại 4 khoa trọng điểm trong số 5307 xét nghiệm định danh vi khuẩn của 1129 mẫu nghiệm nuôi cấy vi khuẩn dương tính với 1510 chủng vi khuẩn phân lập được của bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2019. Kết quả: Các chủng S. aureus được phân lập tại các Khoa Ngoại chấn thương, Nội Tổng hợp, Khoa Gây mê hồi sức-Hồi sức tích cực đều đề kháng cao (> 80%) với cefoxitin, erythromycin. Trong khi đó, tại Khoa Ngoại Tiết niệu thì các chủng S. aureus lại đề kháng chủ yếu với các kháng sinh nhóm Quinolone như norfloxacin (100,0%). Các chủng Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Klebsiella spp. được phân lập tại Khoa Ngoại Tiết niệu đặc biệt đề kháng cao (> 80%) với nhiều nhóm kháng sinh. Các kháng sinh đang bị đề kháng với tỷ lệ khá cao (> 80%) ở các khoa là khác nhau: Khoa Ngoại chấn thương là cefotaxime; Khoa Ngoại Tiết niệu là cefepime, ciprofloxacin; Khoa Nội Tổng hợp là cefoxitin; Khoa Gây mê hồi sức-Hồi sức tích cực là clindamycin… Như vậy, chủng loại vi khuẩn phân lập được khác nhau, mức độ kháng thuốc của chúng cũng khác nhau giữa các khoa lâm sàng trọng điểm. Kết luận: Sự đề đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tại các khoa trọng điểm rất cao và khác nhau giữa các đơn vị.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Trần Đình Bình, Trần Doãn Hiếu, Nguyễn Viết Tứ, Lê Văn An, Ngô Viết Quỳnh Trâm, Trần Thị Như Hoa (2019) Mô tả tình trạng kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7-2017 đến tháng 6-2018. Tạp chí Y học dự phòng, tập 29, số 11, tr. 353-361.
2. Bộ Y tế (2013) Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020. Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội, tháng 06/2013.
3. Bộ Y Tế (2017) Hướng dẫn quy trình xét nghiệm Vi sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Kính (2010) Phân tích thực trạng kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh ở Việt Nam. GARP- Nhóm nghiên cứu Quốc gia của Việt Nam.
5. Hồ Thị Họa Mi, Trần Đình Bình (2019) Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh, đề kháng kháng sinh và các yếu tố liên quan tại Khoa HSTC, BVTW Huế. Tạp chí Y Dược học, Số đặc biệt, tr. 169-176.
6. Hà Thị Bích Ngọc, Ngô Thị Hằng, Trần Đức, Hoàng Quốc Cường, Lại Thị Quỳnh (2019) Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm thường gặp phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng. Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, số 11, tr. 131.
7. `European Wound Management Association (EWMA) (2013) EWMA document. Antimicrobials and non-healing wounds: Evidence, controversies and suggestions. J Wound Care 22(5): 1-89.
8. Ann V, Peter Z, Isabelle C, Marie-Françoise G, Nico D, Mark M, Vincent J, Dilip N, Herman G (2018) Antimicrobial consumption and resistance in adult hospital inpatients in 53 countries: Results of an internet-based global point prevalence survey. Lancet Glob Health 6(6): 619-629.
9. CLSI, Performance Standard for antimicrobial susceptibility testing 29 edition–M100, Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.
10. CLSI, Performance Standardsfor Antimicrobial Disk Susceptibility Tests; Approved Standard-Tenth Edition-M02-A10, Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute.