Kết quả bước đầu một số kỹ thuật điện quang can thiệp mới dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính và robot Maxio

  • Đinh Gia Khánh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đỗ Đức Cường Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Thạch Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Duy Dũng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Việt Huy Hoàng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Quốc Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Đau do ung thư, diệt đám rối thân tạng, diệt đám rối hạ vị, đốt u phổi bằng sóng cao tần.

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu phong tỏa đường dẫn truyền cảm giác hướng tâm để giảm đau trong ung thư và sử dụng nhiệt năng của sóng cao tần để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu kết hợp hồi cứu 30 bệnh nhân diệt đám rối thân tạng, 2 bệnh nhân diệt hạch đám rối hạ vị, 10 bệnh nhân đốt u phổi bằng sóng cao tần từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: Đối với diệt đám rối thân tạng, thang điểm VAS trung bình trước can thiệp là 7, đường tiếp cận nhiều nhất là phía trước, 18/30 bệnh nhân có thang điểm VAS giảm 50% sau 2 tuần, tác dụng phụ hay gặp nhất là tiêu chảy. Đối với diệt đám rối hạ vị, điểm VAS  trước can thiệp là 8, sau can thiệp giảm 50%, đường can thiệp phía sau, 1 trong 2 trường hợp có tổn thương nhánh thần kinh hông to và hồi phục sau 1 tháng. Đối với đốt u phổi bằng sóng cao tần, 10/10 trường hợp là u di căn và khối u hoại tử sau 6 tháng theo dõi, tác dụng phụ hay gặp nhất là tràn khí màng phổi. Kết luận: Kỹ thuật tiêm cồn tuyệt đối diệt đám rối thân tạng, đám rối hạ vị và đốt u phổi bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính và robot Maxio có độ chính xác cao, hiệu quả điều trị bước đầu tốt, tỷ lệ biến chứng thấp.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Thu Thuỳ (2014) Đánh giá hiệu quả giảm đau của phương pháp diệt hạch đám rối thân tạng bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 29-56.
2. GLOBOCAN 2012, 2018.
3. Jain, Dutta, Sood (2006) Coeliac plexus blockade and neurolysis: An overview. Indian journal of anaesthesia 50(3): 169-177
4. Kambadakone A et al (2011) CT-guided celiac plexus neurolysis: A review of anatomy, indications, technique, and tips for successful treatment. Radiographics 31(6): 159-621.
5. Lee JM, Jin GY, Goldberg SN et al (2004) Percutaneous radiofrequency ablation for inoperable non-small cell lung cancer and metastases: Preliminary report. Radiology 230(1): 125-134.
6. Sano Y (2007) Feasibility of percutaneous radiofrequency ablation for intrathoracic malignancies: A large single-center experience. Cancer 109(7): 1397-1405.
7. De Leon - Casasola OA, Kent E, Lema MJ (1993) Neurolytic superior hypogastric plexus block for chronic pelvic pain associated with cancer. Pain 54: 145-151.
8. Ischia S, Luzzani A, Ischia A, Faggion S (1983) A new approach to the neurolytic block of the coeliac plexus: The transaortic technique. Pain 16: 333-341.