Thực trạng sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Mạc Thị Mai Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Trung Hà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Đinh Đình Chính Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Thị Phương Thảo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Nguyễn Thị Liên Hương Trường Đại học Dược Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Vancomycin, độc tính trên thận, liều nạp, liều duy trì, MRSA

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 61 bệnh án có sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,9 tuổi, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ 75,4%. Kết quả ra viện: 68,9% bệnh nhân đỡ/ khỏi; 29,5% bệnh nhân nặng/xin về/tử vong. Vancomycin chủ yếu được chỉ định kinh nghiệm (90% chỉ định kinh nghiệm và 10% chỉ định theo đích vi khuẩn). 96,7% bệnh nhân được chỉ định cấy vi sinh trong đó 72,1% bệnh nhân có kết quả dương tính. Staphylococcus aureus là tác nhân Gram (+) được phân lập phổ biến nhất, trong đó 59,1% là MRSA. Có tới 90% bệnh nhân không được dùng liều nạp. Liều duy trì hay được sử dụng là 1g mỗi 12 giờ (59,7%). Chế độ liều này được sử dụng trên những bệnh nhân có chức năng thận rất khác nhau với khoảng Clcr dao động rất rộng (từ 15,8ml/phút đến 155,3ml/phút). Độc tính trên thận xuất hiện ở 15/61 (24,6%) bệnh nhân, trong đó có 13 bệnh nhân có phối hợp cùng với thuốc độc tính trên thận. Kết luận: Đa số bệnh nhân không được dùng liều nạp (90%). Chế độ liều duy trì hay được sử dụng nhất là 1g mỗi 12 giờ. Nhưng chế độ liều này được sử dụng trên những bệnh nhân có chức năng thận rất khác nhau (Clcr từ 15,8ml/phút - 155,3ml/phút). Kết quả của nghiên cứu là tiền đề quan trọng trong việc triển khai quy trình giám sát điều trị vancomycin thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Lê Vân Anh (2015) Thử nghiệm can thiệp của dược sĩ lâm sàng vào việc sử dụng vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Luận án Tiến sĩ.
2. Bệnh viện Bạch Mai (2019) Quy trình giám sát nồng độ thuốc trong máu và hiệu chỉnh liều vancomycin ở bệnh nhân người lớn của Bệnh viện Bạch Mai.
3. Álvarez Rocío, López Cortés Luis E et al (2016) Optimizing the clinical use of vancomycin. Antimicrobial agents and chemotherapy 60(5): 2601-2609.
4. American Society of Health-System Pharmacists (2009) Therapeutic monitoring of vancomycin in adults patients: A consensus review of the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health-Syst Pharm 66: 82-98.
5. Baptista JP, Sousa E et al (2012) Augmented renal clearance in septic patients and implications for vancomycin optimisation. Int J Antimicrob Agents, 39(5): 420-423.
6. Drew HR, Sakoulas G (2018) Vancomycin: Parenteral dosing, monitoring, and adverse effects in adults. Dostopno na: https://www. uptodate. com/contents/vancomycin-parenteral-dosingmonitoring-and-adverse-effects-in-adults.
7. Martin JH, Norris R et al (2010) Therapeutic monitoring of vancomycin in adult patients: A consensus review of the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, and the Society Of Infectious Diseases Pharmacists. Clin Biochem Rev 31(1): 21-24.
8. NB Provincial Health Authorities Anti-Infective Stewardship Committee (2018) Vancomycin dosing and monitoring guidelines.
9. Rybak MJ, Le J et al (2020) Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. Am J Health Syst Pharm 77(11): 835-864.
10. Schulz TL, Pietruszka HM et al (2018) Intravenous vancomycin use - adult - inpatient/ambulatory clinical practice guideline.