Suy hô hấp ở trẻ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan

  • Nguyễn Tâm Long Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Minh Trác Bệnh viện Phụ sản Trung ương
  • Lê Trương Tuyết Minh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Tăng Thị Minh Thu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Quỳnh Tú Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy hô hấp, sinh non

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm và kết quả điều trị trẻ sinh non suy hô hấp và tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ đến kết quả đó. Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, mô tả 405 trẻ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương bị suy hô hấp phải vào điều trị tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị Sơ sinh từ tháng 10/2019 đến tháng 07/2020. Kết quả: Tuổi thai trung bình là 32,1 ± 2,7 tuần tuổi; tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1, cân nặng lúc sinh trung bình: 1623,8 ± 515g. Nhóm trẻ suy hô hấp nặng chiếm chủ yếu (66,9%). Kết quả điều trị: Trẻ khỏi, ra viện: 84%, biến chứng bệnh phổi mạn: 2,7% và tử vong là 13,3%. Các yếu tố tuổi thai dưới 28 tuần, cân nặng lúc sinh thấp, mẹ có tiền sử can thiệp hỗ trợ sinh sản, nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, đái tháo đường có liên quan tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. Mẹ phải can thiệp hỗ trợ sinh sản là yếu tố nguy cơ liên quan hơn cả đến kết quả điều trị trẻ sinh non suy hô hấp. Kết luận: Trẻ sinh non suy hô hấp gặp ở nam nhiều hơn nữ. Kết quả điều trị còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nguy cơ tử vong càng cao ở các trẻ tuổi thai càng nhỏ, cân nặng cực thấp và mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Dũng (2015) Hội chứng suy hô hấp sơ sinh hay bệnh màng trong. Tiếp cận chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp trẻ em. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 258-272.
2. Huỳnh Thị Duy Hương (2016) Bệnh lý phổi gây suy hô hấp sơ sinh. Sách giáo khoa Nhi khoa, N.C.K.v. cs, Nhà xuất bản Y học: Hà nội. tr. 232-246.
3. Nguyễn Thị Mai Hương (2019) Nghiên cứu áp dụng phương pháp sử dụng Surfactant ít xâm lấn (LISA) trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ đẻ non. Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Huế (2010) Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái nguyên trong 3 năm (2008-2010). Tạp chí Khoa học và Công nghệ 89(1), tr. 200-205.
5. Nguyễn Thành Nam (2018) Nghiên cứu nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y.
6. Cam Ngọc Phượng (2016) Trẻ sơ sinh nguy cơ cao. Sách giáo khoa Nhi khoa, N.C.K.v. cs, Editor. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 198-201.
7. Tăng Chí Thượng (2010) Mô hình bệnh tật và tử vong tại khoa săn sóc tăng cường sơ sinh bệnh viện Nhi đồng I. Y học thực hành, 2010. 3(708), tr. 27-31
8. Swarnkar K and Swarnkar M (2015) Neonatal respiratory distress in early neonatal period and its outcome. International Journal of Biomedical and Advance Research 6(09): 643-647.
9. Bajad M, Goyal S, Jain B (2016) Clinical profile of neonates with respiratory distress. Int J Contemp Pediatr 3(3): 1009-1013.
10. Ghafoor T et al (2003) Incidence of respiratory distress syndrome. J Coll Physicians Surg Pak 13(5): 271-273.
11. Liu J, Yang N, Liu Y (2014) High-risk factors of respiratory distress syndrome in term neonates: A retrospective case-control study. Balkan Med J 31: 64-68.
12. Parkash A, Haider N, Khoso ZA et al (2015) Frequency, causes and outcome of neonates with respiratory distress admitted to Neonatal Intensive Care Unit, National Institute of Child Health, Karachi. JPMA 65(7): 771-775.
13. Thygesen SK et al (2016) Respiratory distress syndrome in moderately late and late preterm infants and risk of cerebral palsy: A population-based cohort study. BMJ Open 6(10): 011643.
14. Thygesen SK et al (2018) Respiratory distress syndrome in preterm infants and risk of epilepsy in a Danish cohort. Eur J Epidemiol 33(3): 313-321.