Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng và mối liên quan ở cán bộ chiến sĩ công an tỉnh Nam Định năm 2019-2020

  • Nguyễn Hữu Bản PC11-Công an tỉnh Nam Định
  • Đào Anh Sơn Trường Đại học Y Hà Nội
  • Vũ Mạnh Tuấn Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thúy Hạnh Trường Đại học Y Hà Nội

Main Article Content

Keywords

Kiến thức, thái độ, thực hành, răng miệng, cán bộ chiến sĩ công an

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng và phân tích mối liên quan ở cán bộ, chiến sĩ công an. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 843 cán bộ chiến sĩ của Công an tỉnh Nam Định. Chọn mẫu chủ đích 03 vùng miền địa lý  khác nhau của tỉnh Nam Định, chọn ngẫu nhiên mỗi vùng miền 2 đơn vị, trong mỗi đơn vị đã chọn, chọn mẫu toàn bộ cán bộ chiến sĩ công an của mỗi đơn vị. Kết quả: Kiến thức về chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa tốt, chiếm tỷ lệ 81%. Thái độ về chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa tích cực là 53,9%. Thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa tốt chiếm 77,0%. Phân tích mối liên quan chỉ cho thấy kiến thức và thái độ về chăm sóc sức khỏe liên quan chặt chẽ với thực hành răng miệng. Kết luận: Kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe răng miệng còn khá hạn chế mặc dù có thái độ về chăm sóc sức khỏe răng miệng ở mức trung bình nên cần đưa chương trình giáo dục truyền thông và hướng dẫn vệ sinh răng miệng, biện pháp dự phòng bệnh răng miệng để nâng cao kiến thức, thái độ và khả năng thực hành chăm sóc răng miệng cho các cán bộ chiến sĩ công an.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Bản (2017) Thực trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân tại Công an tỉnh Nam Định năm 2015 – 2016. Học Việt Nam, 452, tr. 129-134.
2. Quốc hội (2018) Luật Công an nhân dân 2018, số 37/2018/QH14, Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018.
3. Đinh Viết Thắng, Nguyễn Khang, Nguyễn Phương Liên (2019) Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và giải pháp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng của nhóm sinh viên Học viện Quân y. Tạp chí - Dược học Quân sự, 17, tr. 16-21.
4. Abhishek KN, Shamarao S, Jain J et al (2014) Impact of caries prevalence on oral health-related quality of life among police personnel in Virajpet, South India. J Int Soc Prev Community Dent 4(3): 188-192.
5. Bhardwaj V, Sharma K, Jhingta P et al (2012) Assessment of oral health status and treatment needs of police personnel in Shimla city, Himachal Pradesh: A cross-sectional study. Int J Health Allied Sci 1(1): 20-24.
6. Bumb SS, Bhasker DJ, Agali CR et al (2014) Comparison of oral health knowledge, attitudes, practices and oral hygiene status of Central Reserve Police Force officials in Srinagar, Kashmir. El Mednifico J 2(1): 10.
7. Moreno-Quispe LA, Espinoza-Espinoza LA, Bedon-Pajuelo LS et al (2018) Dental caries in the peruvian police population. J Clin Exp Dent 10(2): 134-138.
8. Peres MA, Macpherson LMD, Weyant RJ et al (2019) Oral diseases: A global public health challenge. The Lancet 394(10194): 249–260.
9. Reddy V, Bennadi D, Gaduputi S et al (2014) Oral health related knowledge, attitude, and practice among the pre-university students of Mysore city. J Int Soc Prev Community Dent 4(3): 154.