Nghiên cứu đánh dấu kháng thể đơn dòng bevacizumab với đồng vị phóng xạ Tc-99m dùng trong chụp hình miễn dịch phóng xạ ung thư

  • Nguyễn Thị Khánh Giang Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt
  • Nguyễn Thị Thu Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt
  • Nguyễn Thị Ngọc Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt
  • Bùi Văn Cường Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt
  • Nguyễn Thanh Bình Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt
  • Đặng Hồ Hồng Quang Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt
  • Nguyễn Thanh Nhàn Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà lạt

Main Article Content

Keywords

Kháng thể đơn dòng bevacizumab, đồng vị phóng xạ Tc-99m, chụp hình miễn dịch phóng xạ

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả quy trình đánh dấu đồng vị phóng xạ với kháng thể đơn dòng bevacizumab để điều chế dược chất phóng xạ 99mTc-bevacizumab trong chụp hình miễn dịch phóng xạ. Bevacizumab là kháng thể đơn dòng nhân hóa tái tổ hợp kháng yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu (VEGF) và có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình tăng sinh mạch. Đối tượng và phương pháp: Kháng thể bevacizumab được gắn với đồng vị phóng xạ 99mTc bằng phương pháp đánh dấu trực tiếp dùng thiếc (II) clorua làm chất khử. Các khảo sát tối ưu hóa được tiến hành như pH, nhiệt độ, thời gian, tỷ lệ các chất tham gia phản ứng. Phức miễn dịch phóng xạ được kiểm tra hiệu suất đánh dấu, độ tinh khiết hoá phóng xạ, độ ổn định. Kết quả: Kết quả nghiên cứu tối ưu cho thấy, bevacizumab đánh dấu với 99mTc trong đệm phosphat 0,5M, pH = 7,5 ở nhiệt độ phòng và thời gian 15 phút. Hiệu suất đánh dấu điều chế 99mTc-bevacizumab đạt hơn 95%, độ tinh khiết hóa phóng xạ trên 98%. Hợp chất đánh dấu đạt các chỉ tiêu về độ ổn định trong 24 giờ nghiên cứu. Kết luận: Phức hợp 99mTc-bevacizumab bước đầu đạt các yêu cầu dược chất phóng xạ có thể dùng cho các nghiên cứu tiền lâm sàng.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Faiza B, Shah SQ (2020) Synthesis of 99mTc‑p‑SCN‑Bzl‑TCMC‑bevacizumab for vascular endothelial growth factor (VEGF) receptor imaging using ovarian cancer model. J Radioanal and Nucl Chem 325: 147–154.
2. Masłowska K, Halik PK, Tymecka D, Misicka A, Gniazdowska E (2021) The Role of VEGF receptors as molecular target in nuclear medicine for cancer diagnosis and combination therapy. Cancers (Basel) 13(5): 1072.
3. Rahmathulla G, Hovey EJ, Hashemi-Sadraei N, Ahluwalia MS (2013) Bevacizumab in high-grade gliomas: A review of its uses, toxicity assessment, and future treatment challenges. Onco Targets Ther 6: 371-389.
4. Muhammad UA, Muhammad RA, Aqeela S, Sajid M (2016) A review on evaluation of technetium-99m labeled radiopharmaceuticals. J Radioanal and Nucl Chem 310(2).
5. David MG, Robert MS, Jacques B, Jean FC (2007) Radioactive antibodies: Selective targeting and treatment of cancer and other diseases. Appl Rad 6(4): 10-29.
6. Camacho X, García MF, Calzada V, Fernández M, Chabalgoity JA, Moreno M, de Aguiar RB, Alonso O, Gambini JP, Chammas R et al (2013) “[99mTc(CO)3]-radiolabeled bevacizumab: In vitro and in vivo evaluation in a melanoma model. Oncology 84: 200-209.
7. Tan H, Zhou J, Yang X, Abudupataer M, Li X, Hu Y, Xiao J, Shi H, Cheng D (2017) 99mTc-labeled bevacizumab for detecting atherosclerotic plaque linked to plaque neovascularization and monitoring antiangiogenic effects of atorvastatin treatment in ApoE-/- mic. Sci Rep 7: 3504.