Đặc điểm hở van hai lá mạn tính trên siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình thái và mức độ hở van hai lá bằng siêu âm Doppler tim và mối liên quan với hình thái, chức năng thất trái ở bệnh nhân có hở van hai lá mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là 95 bệnh nhân đến khám và điều trị tại Viện Tim mạch Việt Nam được chẩn đoán xác định là hở van hai lá mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, trong đó 55 bệnh nhân có kiểu hình lều đóng đồng tâm, 40 bệnh nhân có kiểu hình lều đóng lệch tâm (nhóm nghiên cứu) và 25 người bình thường (nhóm chứng). Các bệnh nhân nhóm nghiên cứu được siêu âm tim đánh giá mức độ hở hai lá, hình thái đóng van hai lá và cấu trúc, chức năng thất trái. Kết quả: 100% bệnh nhân nhóm lều đóng đồng tâm có dòng hở trung tâm, 92,5% bệnh nhân nhóm lều đóng lệch tâm có dòng hở lệch tâm. So với nhóm chứng, các thông số đánh giá hình thái van hai lá (diện tích lều đóng, chiều cao lều đóng, diện tích vòng van hai lá) của 2 nhóm nghiên cứu đều cao hơn; nhóm lều đóng đồng tâm có diện tích lều và chiều cao lều đóng lớn hơn so với nhóm lều đóng lệch tâm (p<0,01). Chỉ số vận động vùng cơ nhú sau của nhóm lều đóng lệch tâm lớn hơn nhóm lều đóng đồng tâm (p<0,05). Các thông số đánh giá cấu trúc thất trái toàn bộ (Dd, Ds, Vd, Vs, chỉ số vận động vùng, chỉ số cầu hóa) của nhóm lều đóng đồng tâm lớn hơn nhóm lều đóng lệch tâm (p<0,05). Kết luận: Ở bệnh nhân có hở van hai lá mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm lều đóng đồng tâm và lều đóng lệch tâm về hướng dòng hở, diện tích lều và chiều cao lều đóng. Nhóm lều đóng đồng tâm chủ yếu có tái cấu trúc thất trái toàn bộ, còn nhóm lều đóng lệch tâm chủ yếu có tái cấu trúc thất trái vùng.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Christos GM, Andres MP, Orlando S et al (2015) Targeting the papillary muscles in mitral valve repair for ischemic mitral regurgitation. Reviews in Cardiovascular Medicine 16(3): 182-188.
3. Eustachio A, Michele O, Francesco M et al (2004) Echocardiographic classification of chronic ischemic mitral regurgitation caused by restricted motion according to tethering pattern. European Journal of Echocardiography 5(5): 326–334.
4. Maria Dorobanţu, Frank Ruschitzka, Marco Metra et al (2016) Current approach to heart failure. Springer.
5. Sandro G, Roberto L, Sabina C et al (2008) Insights on left ventricular and valvular mechanisms of recurrent ischemic mitral regurgitation after restrictive annuloplasty and coronary artery bypass grafting. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery 136(2): 507-518.
6. Siu FY, Enriquez-Sarano M, Christophe T et al (2000) Determinants of the degree of functional mitral regurgitation in patients with systolic left ventricular dysfunction. Circulation 102(12): 1400-1406.
7. Scott T, Alan CF, Nikolaos JS et al (2013) Basic Perioperative Transesophageal Echocardiography Examination: A consensus statement of the american society of echocardiography and the society of cardiovascular anesthesiologists. Journal of the American Society of Echocardiography 26: 443–456.
8. Xin Z, Maria Carmo PN, John D et al (2014) Asymmetric versus symmetric tethering patterns in ischemic mitral regurgitation: geometric differences from three - dimensional transesophageal echocardiography. Journal of the American Society of Echocardiography 27(4): 367-375.