Báo cáo một trường hợp rút ống nội khí quản ngay sau mổ ghép gan cho bệnh nhân suy gan cấp trên nền suy gan mạn tính
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Ghép gan là phương pháp điều trị cuối cùng cho những bệnh nhân mắc bệnh lý gan giai đoạn cuối và suy gan cấp. Gây mê hồi sức cho ghép gan có nhiều thách thức như rối loạn đông máu, huyết động, toan kiềm nặng, chảy máu truyền máu khối lượng lớn, thời gian phẫu thuật dài, nhất là ở nhóm bệnh nhân suy gan cấp với điểm MELD cao. Rút ống nội khí quản ngay sau mổ cho bệnh nhân ghép gan đã được chứng minh giúp giảm biến chứng hô hấp, cải thiện tưới máu mảnh ghép, giảm ngày nằm hồi sức, giảm chi phi điều trị. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện gây mê hồi sức cho bệnh nhân suy gan cấp điểm MELD 40 trên nền xơ gan do viêm gan B, bệnh kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, thông liên thất, trước mổ rối loạn đông máu nặng, lọc thay huyết tương 4 lần bilirubin toàn phần/trực tiếp 232,3/116µmol/l. Bệnh nhân được gây mê cân bằng theo đích, sử dụng thuốc mê desflurane theo đích chỉ số BIS 40 - 60, sử dụng thuốc giãn cơ rocuronium đích TOF 0, thông khí bảo vệ phổi ngay sau đặt ống nội khí quản, kiểm soát huyết động và truyền dịch theo hướng dẫn của hệ thống Volume View, điều chỉnh rối loạn đông máu theo xét nghiệm ROTEM, duy trì thân nhiệt 36 - 37oC. Sau thời gian gây mê 450 phút bệnh nhân hồi tỉnh hoàn toàn, đạt tiêu chí rút ống nội khí quản, và rút ống nội khí quản sau khi kết thúc phẫu thuật 15 phút. Bệnh nhân sau rút ống nội khí quản được theo dõi sát tại đơn vị hồi sức, không có tai biến biến chứng, ra viện sau phẫu thuật 21 ngày.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Wu J, Rastogi V, Zheng SS (2012) Clinical practice of early extubation after liver transplantation. Hepatobiliary & Pancreatic Diseases International 11(6): 577-585.
3. Mendizabal M, Silva MO (2016) Liver transplantation in acute liver failure: A challenging scenario. World J Gastroenterol 22(4): 1523-1531.
4. Golder HJ, Papalois V (2021) Enhanced recovery after surgery: History, key advancements and developments in transplant surgery. J Clin Med 10(8):1634.
5. Salizzoni M, Cerutti E (2005) The first one thousand liver transplants in Turin: A single-center experience in Italy. Transplant International 18(12): 1328-1335.
6. Chae MS (2019) Analysis of pre- and intraoperative clinical for successful operating room extubation after living donor liver transplantation: A retrospective observational cohort study. BMC Anesthesiology 19(1): 112.
7. Skurzak S, Stratta C, Schellino MM, Fop F, Andruetto P, Gallo M et al (2010) Extubation score in the operating room after liver transplantation. Acta Anaesthesiol Scand 54(8): 970-978.
8. Bulatao IG, Heckman MG, Rawal B, Aniskevich S, Shine TS, Keaveny AP et al (2014) Avoiding stay in the intensive care unit after liver transplantation: A score to assign location of care. Am J Transplant 14(9): 2088-2096.