Hội chứng suy ruột sau cắt toàn bộ ruột non, nửa đại tràng phải do huyết khối tắc động mạch mạc treo tràng trên: Điều trị sau mổ, nhìn lại y văn nhân 2 trường hợp điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Anh Tuấn Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Lê Văn Quốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Suy ruột, dinh dưỡng ngoài ruột

Tóm tắt

Báo cáo 2 bệnh nhân có hội chứng suy ruột loại 3 sau phẫu thuật cắt toàn bộ ruột non, nửa đại tràng phải. Kinh nghiệm điều trị, chăm sóc sau mổ, nhìn lại y văn. Trường hợp lâm sàng: Trường hợp thứ nhất: Nam 44 tuổi, được phẫu thuật cấp cứu cắt toàn bộ ruột non và nửa đại tràng phải, dẫn lưu đoạn III tá tràng do tắc hoàn toàn động mạch mạc treo tràng trên gây hoại tử toàn bộ ruột non và đại tràng phải. Bệnh nhân được nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, có một đợt nhiễm khuẩn huyết từ hộp để tiêm truyền dưới da, tắc động mạch đùi, 8 tháng sau mổ bệnh nhân chết do huyết khối mạch phổi. Trường hợp thứ hai: Nam, 66 tuổi, được được phẫu thuật cấp cứu cắt toàn bộ ruột non và nửa đại tràng phải, dẫn lưu đoạn đầu hỗng tràng do tắc hoàn toàn động mạch mạc treo tràng trên gây hoại tử toàn bộ ruột non và đại tràng phải. Sau 4 tháng, bệnh nhân được nối hỗng tràng - đại tràng ngang. Bệnh nhân được nuôi dưỡng bằng đường miệng kết hợp đường tĩnh mạch chủ yếu. Sau 20 tháng bệnh nhân tử vong do suy kiệt, đột quỵ não. Bệnh nhân suy ruột được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch giúp kéo dài thời gian sống, giảm tỷ lệ biến chứng. Ghép ruột là một hướng giải pháp tối ưu giải quyết các biến chứng dinh dưỡng đường tĩnh mạch lâu dài ở bệnh nhân suy ruột.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Christopher PD (2012) Clinical management of intestinal failure. ©2012 by Taylor & Francis Group, LLC.
2. Alan NL (2008) Do. intestinal failure. Diagnosis, Management and Transplantation, by Blackwell Publishing.
3. Gotthardt DN, Gauss A, Zech U et al (2013) Indications for intestinal transplantation: Recognizing the scope and limits of total parenteral nutrition. Clin Transplant 27: 49–55.
4. Fryer JP (2008) The current status of intestinal transplantation. Curr Opin Organ Transplant 13(3): 266-272.
5. Pironi L, Hébuterne X, Van Gossum A and et al (2006) Candidates for intestinal transplantation: A multicenter survey in Europe. Am J Gastroenterol, 101(7): 1633-1643; quiz 1679.
6. Howard L and Ashley C (2003) Management of complications in patients receiving home parenteral nutrition. Gastroenterology 124(6): 1651-1661.
7. Bakker H, Bozzetti F, Staun M et al (1999) Home parenteral nutrition in adults: A european multicentre survey in 1997. ESPEN-Home Artificial Nutrition Working Group. Clin Nutr 18(3): 135–140.
8. Milewski PJ, Gross E, Holbrook I et al (1980) Parenteral nutrition at home in management of intestinal failure. Br Med J 280(6228): 1356-1357.
9. Dibb M, Teubner A, Theis V et al (2013) Review article: The management of long-term parenteral nutrition. Aliment Pharmacol Ther 37(6): 587-603.
10. O’Keefe S, Emerling M, Koritsky D et al (2007) Nutrition and quality of life following small intestinal transplantation. The American journal of gastroenterology 102: 1093-100.
11. John K DiBaise (2017) Management of the short bowel syndrome in adults. UpToDate, accessed: 08/2017.
12. Boullata JI, Gilbert K, Sacks G et al (2014) A.S.P.E.N. clinical guidelines: Parenteral nutrition ordering, order review, compounding, labeling, and dispensing. JPEN J Parenter Enteral Nutr 38(3): 334-377.
13. Duro D, Kamin D and Duggan C (2008) Overview of pediatric short bowel syndrome. J Pediatr Gastroenterol Nutr 47(1): 33-36.