Kết quả điều trị đóng xương ức thì hai ở bệnh nhi sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Trần Minh Điển Bệnh viện Nhi Trung ương
  • Nguyễn Ngọc Hà Bệnh viện Nhi Thái Bình
  • Nguyễn Lý Thịnh Trường

Main Article Content

Keywords

Đóng xương ức thì hai, phẫu thuật tim mở ở trẻ em

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị đóng xương ức thì hai ở bệnh nhi sau phẫu thuật tim mở tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả trên 61 bệnh nhi phẫu thuật tim mở và được đóng xương ức thì hai sau phẫu thuật từ tháng 5/2020 đến tháng 4/2021. Kết quả: Trong 61 bệnh nhân được nghiên cứu, tuổi trung vị là 2 (1 - 11,5) tháng, cân nặng trung vị là 4,5 (3,4 - 7,8) kg, thời gian đóng xương ức thì 2 trung bình là 46 giờ. Chỉ định để hở xương ức sau phẫu thuật chủ yếu do hội chứng cung lượng tim thấp (55,7%). Tỷ lệ thành công đóng xương ức là 60/61 bệnh nhân (98,4%). Tỉ lệ tử vong trong nhóm nghiên cứu là 13,1%. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tử vong có ý nghĩa thống kê bao gồm: Chỉ số lactat khi ra Khoa Hồi sức ngoại tim mạch, thời gian thở máy kéo dài, thời gian nằm hồi sức kéo dài, nhiễm trùng xương ức, nhiễm khuẩn huyết sau mổ, ECMO sau mổ. Kết luận: Đóng xương ức thì 2 là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả đối với bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định sau khi phẫu thuật tim mở phức tạp ở trẻ em trong giai đoạn hậu phẫu sớm.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Riahi M, Tomatis LA, Schlosser RJ, Bertolozzi E, Johnston DW (1975) Cardiac compression due to closure of the median sternotomy in open heart surgery. Chest 67: 113-114.
2. Furnary AP, Magovern JA, Simpson KA, Magovern GJ (1992) Prolonged open sternotomy and delayed sternal closure after cardiac operations. Ann Thorac Surgb 54: 233-239.
2. Ozker E, Saritas B, Vuran C, Yoruker U, Ulugol H, Turkoz R (2012) Delayed sternal closure after pediatric cardiac operations; single Kennedy et al. 9 center experiences: A retrospective study. J Cardiothorac Surg 7: 102.
3. Riphagen S, McDougall M, Tibby SM et al (2005) “Early” delayed sternal closure following pediatric cardiac surgery. Ann Thorac Surg 80: 678-685.
4. Samir K, Riberi A, Ghez O, Ali M, Metras D, Kreitmann B (2002) Delayed sternal closure: A life-saving measure in neonatal open heart surgery; could it be predictable? Eur J Cardiothorac Surg 21(5): 787-793. doi:10.1016/S1010-7940(02)00100-8.
5. Kumar SR, Scott N, Wells WJ, Starnes VA (2018) Liberal use of delayed sternal closure in children is not associated with increased morbidity. Ann Thorac Surg 106(2): 581-586.
6. Shin HJ, Jhang WK, Park JJ, Yun TJ (2011) Impact of delayed sternal closure on postoperative infection or wound dehiscence in patients with congenital heart disease. Ann Thorac Surg 92(2): 705-709.
7. Kennedy JT, DiLeonardo O, Hurtado CG, Nelson JS (2021) A Systematic review of antibiotic prophylaxis for delayed sternal closure in children. World J Pediatr Congenit Heart Surg 12(1): 93-102. doi:10.1177/2150135120947685.
8. Jenkin KJ, Gauvreau K, Newburger JW et al (2002) Consensus-based method for risk adjustment for surgery for congenital heart disease. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery 123(1): 110-118.
9. Khan A, Kane G, Mohamed S et al (2018) 62 Outcomes of delayed sternal closure in paediatric patients underwent cardiac surgery in our lady’s children’hospital crumlin. Heart 104(7): 46-47. doi:10.1136/heartjnl-2018-ICS.62.
10. Erek E, Yalcinbas YK, Turkekul Y et al (2012) Indications and risks of delayed sternal closure after open heart surgery in neonates and early infants. World J Pediatr Congenit Heart Surg 3(2): 229-235. doi:10.1177/2150135111432771.