Kết quả trung hạn phẫu thuật sửa chữa bệnh thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Bệnh viện Nhi Trung ương
Main Article Content
Keywords
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn phẫu thuật sửa chữa bệnh thông sàn nhĩ thất toàn bộ và các yếu tố liên quan có ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật tại Trung tâm Tim mạch trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu đánh giá kết quả trung hạn của các bệnh nhân đã phẫu thuật sửa chữa thông sàn nhĩ thất toàn bộ từ tháng 4/2015 đến tháng 7/2019 tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Có tổng số 51 bệnh nhân nghiên cứu, tuổi trung bình phẫu thuật là 263 ngày (95 - 3478 ngày), cân nặng trung bình phẫu thuật là 5,8kg (3,7 - 23kg). Có sự khác biệt về thời gian chạy máy tim phổi nhân tạo và thời gian cặp động mạch chủ giữa 2 nhóm 1 miếng vá và 2 miếng vá (p<0,05). Tử vong sau mổ có 5 bệnh nhân (9,8%). Phân tích đơn biến cho thấy 2 yếu tố bệnh nhân có thở máy trước mổ (p=0,005) và hở van nhĩ thất trái nặng sau mổ (p=0,000) là yếu tố nguy cơ liên quan trực tiếp tới tử vong sau mổ. Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi sau mổ đạt 95,65% (44/46) trong đó có 2 bệnh nhân tử vong muộn. Có 2 bệnh nhân cần mổ lại sau phẫu thuật. Thời gian theo dõi trung bình 16,23 tháng (3 - 58 tháng) cho 46 bệnh nhân, với 29 bệnh nhân (63%) không có hở van nhĩ thất hoặc hở rất nhẹ, 16 bệnh nhân (34,8%) hở van nhĩ thất trái trung bình-nhẹ, 1 bệnh nhân (2,2%) hở trung bình-nặng. Hồi quy đa biến cho thấy yếu tố hở van nhĩ thất trái nặng sau phẫu thuật là yếu tố nguy cơ tử vong sau phẫu thuật với OR là 15,34 (95%CI: 1,5 - 156,97) (p=0,021). Kết luận: Kết quả phẫu thuật sửa chữa bệnh thông sàn nhĩ thất toàn bộ tại Trung tâm Tim mạch trẻ em-Bệnh viên Nhi Trung ương cho kết quả khả quan, với kết quả theo dõi trung hạn sau mổ cho thấy tỷ lệ hở van nhĩ thất nặng sau mổ thấp. Tổn thương hở nặng van hai lá sau phẫu thuật là yếu tố nguy cơ tiên lượng tử vong của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Article Details
Các tài liệu tham khảo
2. Suzuki T, Bove EL, Devaney EJ et al (2008) Results of definitive repair of complete atrioventricular septal defect in neonates and infants. Ann Thorac Surg 86: 596-602.
3. Crawford FA, Stroud MR (2001) Surgical repair of complete atrioventricular septal defect. Ann Thorac Surg 72: 1621-1619.
4. Bando K, Turrentine MW, Sun K et al (1995) Surgical management of complete atrioventricular septal defects. A twentyyear experience. J Thorac Cardiovasc Surg 110: 1543-1554.
5. Günther T, Mazzitelli D, Haehnel CJ, Holper K, Sebening F, Meisner H (1998) Long-term results after repair of complete atrioventricular septal defects: Analysis of risk factors. Ann Thorac Surg 65: 754-760.
6. Moreno-Cabral RJ, Shumway NE (1982) Double-patch technique for correction of complete atrioventricular canal. The Annals of Thoracic Surgery 33(1): 88-91.
7. Nunn GR (2007) Atrioventricular canal: Modified single patch technique. Seminars in Thoracic and Cardiovascular Surgery: Pediatric Cardiac Surgery Annual 10(1): 28-31.
8. De Bonis M, Lapenna E, Alfieri O (2013) Edge-to-edge Alfieri technique for mitral valve repair. Current Opinion in Cardiology 28(2): 152-157.
9. Dodge-Khatami A, Herger S, Rousson V et al (2008) Outcomes and reoperations after total correction of complete atrioventricular septal defect. Eur J Cardiothorac Surg 34: 745-750.
10. Backer CL, Mavroudis C, Alboliras ET, Zales VR (1995) Repair ofcomplete atrioventricular canal defects: Results with the two-patch technique. Ann Thorac Surg (60): 530-537
11. Reddy VM, Mc Elhinney DB, Brook MM, Parry AJ, Hanley FL (1998) Atrioventricular valve function after single patch repair of complete atrioventricular septal defect in infancy: How early should repair be attempted? J Thorac Cardiovasc Surg 115: 1032-1040.