Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Nguyễn Văn Quỳnh Bệnh viện Quân y 175
  • Nguyễn Thanh Tâm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Điều trị bảo tồn, chấn thương gan, chấn thương bụng kín

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2019. Đối tượng và phương pháp: Gồm 67 bệnh nhân vỡ gan do chấn thương bụng kín được điều trị bảo tồn. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp hồi cứu, tiến cứu, mô tả không có nhóm chứng. Kết quả: Tuổi trung bình là 32,9 ± 13,3 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 1,8, tai nạn giao thông là 80,6%. Các triệu chứng lâm sàng gồm: Đau bụng 100%, chướng bụng 46,3%, tổn thương thành bụng 35,8%, các tổn thương phối hợp gồm: Lồng ngực 29,9%, chi thể 19,4%, hàm mặt 10,4%, sọ não 1,5%, cột sống 1,5%, khung chậu 4,5%, lách 11,9%, thận và tuyến thượng thận 7,5%. Nồng độ men gan ALT và AST tương ứng là: 421,2 ± 338,4U/l và 466,1 ± 352,8U/l. Siêu âm phát hiện tổn thương nhu mô là 88,1%, dịch tự do trong ổ bụng là 79,1%. Chụp cắt lớp vi tính phát hiện tổn thương nhu mô là 100%, dịch tự do trong ổ bụng là 76,1%, tổn thương thùy gan phải là 95,5%, tổn thương gan độ II-III là 92,5%, hình thái đụng dập- tụ máu trong nhu mô gan là 83,6%. Thời gian nằm viện trung bình là 10,1 ± 5,2 ngày. Có 18 bệnh nhân phải truyền từ 2 - 8 đơn vị khối hồng cầu (1 đơn vị là 250ml). Tỷ lệ biến chứng là 3%, 1 trường hợp rò mật, 1 trường hợp suy gan. Tỷ lệ điều trị thành công là 98,5%. Kết luận: Điều trị bảo tồn vỡ gan do chấn thương bụng kín là an toàn và khả thi. Tỷ lệ biến chứng thấp, tỷ lệ điều trị thành công cao và không có tử vong.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Ngô Quang Duy, Nguyễn Văn Hải (2013) Không mổ vỡ gan chấn thương. Hội nghị Khoa học Công nghệ Bệnh viện Nhân dân Gia Định 2013.
2. Trần Bình Giang (2014) Chấn thương bụng. Nhà xuất bản Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Hùng (2012) Nghiên cứu điều trị bảo tồn chấn thương gan. Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Abdallah MT, Ahmed MA, Mostafa MS et al (2017) Non operative management of isolated blunt liver trauma: A task of high skilled surgeons. Journal of Surgery 5: 118-123.
5. Federico C, Giulia M, Fausto C et al (2015) Liver trauma: WSES position paper. World Journal of Emergency Surgery.
6. Ibrahim A, Sheraz A, El-Menyar A et al (2018) Blunt liver trauma: A descriptive analysis from a level I trauma center. BMC Surgery 42.
7. Landau A, van As AB, Numanoglu A et al (2006) Liver injuries in children: The role of selective non-operative management. International journal of the care of the injuried 37: 66-71.
8. Sreeramulu PN, Venkatachalapathy TS, and Anantharaj (2012) Blunt trauma liver-conservative or surgical management: A retrospective study. Journal of Trauma & Treatment 1(8).
9. Taourel P, Vernhet H, Suau A et al (2007) Vascular emergencies in liver trauma. European Journal of Radiology 64: 73-82.