Kết quả xa phẫu thuật thắt đường rò gian cơ thắt điều trị rò hậu môn

  • Lê Văn Quốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Triệu Triều Dương Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Diêm Đăng Bình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Trần Tuấn Linh Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Hồ Hữu An Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Nguyễn Văn Trưởng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Main Article Content

Keywords

Thắt đường rò gian cơ thắt, rò hậu môn xuyên cơ thắt, rò hậu môn

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả xa phẫu thuật thắt đường rò gian cơ thắt (LIFT) điều trị rò hậu môn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả theo dõi dọc tất cả bệnh nhân rò hậu môn xuyên cơ thắt, được phẫu thuật thắt đường rò gian cơ thắt tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 2/2016 đến 2/2020. Kết quả: 33 bệnh nhân, tuổi trung bình 41,0 ± 12,3 năm, tỷ lệ nam/ nữ 15,5/1, thời gian biểu hiện bệnh trung bình 11,5 ± 10,9 tháng. 97,3% bệnh nhân rò xuyên cơ thắt cao, 63,6% được rạch áp xe hậu môn, 21,2% bệnh nhân rò hậu môn tái phát, 87,9%, 9,1%, 3% bệnh nhân lần lượt có 1, 2, 4 lỗ rò ngoài. Thời gian phẫu thuật trung bình 48,9 ± 11,5 phút; 100% bệnh nhân đau ít sau mổ theo thang điểm VAS. Thời gian nằm viện  trung bình 2,8 ± 1,2 ngày, thời gian trung bình liền sẹo 3,1 ± 0,9 tuần. Có 1 bệnh nhân (3%) tái phát được cắt bỏ đường rò. Thời gian theo dõi 21,1 ± 16,9 tháng; Điểm đánh giá mức độ tự chủ hậu môn trước mổ, sau mổ 2 tuần, 2 tháng lần lượt là 0; 1,1 ± 0,3, 0,1 ± 0,3 điểm. Kết luận: Phẫu thuật thắt đường rò gian cơ thắt điều trị rò hậu môn cho tỷ lệ khỏi 97%, nhanh hồi phục, ít ảnh hưởng tới chức năng hậu môn.

Article Details

Các tài liệu tham khảo

1. Herand Abcarian (2014) Anal fistula principles and management. © Springer Science+Business Media New York 2014.
2. Jon DV et al (2016) Anorectal fistula: Clinical manifestations, diagnosis, and management principles. UpToDate. accessed: 10/01/2016.
3. Rojanasakul A, Pattanaarun J, Sahakitrungruang C, et al (2007) Total anal sphincter saving technique for fistula-in-ano; the ligation of intersphincteric fistula tract. J Med Assoc Thai 90(3): 581-586.
4. Nguyễn Trung Tín (2010) Kết quả phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, (Tập 15), tr. 147-151.
5. Nguyễn Trung Vinh (2015) Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cột đường rò gian cơ thắt ( LIFT) trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 19, Số 5, tr. 58-65.
6. Trần Thị Tranh (2012) Kết quả sớm của phẫu thuật LIFT trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 16(1), tr. 121-125.
7. Nguyễn Anh Tuấn (2017) Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật cắt đường rò gian cơ thắt (LIFT) điều trị rò hậu môn xuyên cơ thắt. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, (Tập 12), tr. 79-86.
8. Malakorn S, Sammour T, Khomvilai S et al (2017) Ligation of intersphincteric fistula tract for fistula in ano: Lessons learned from a decade of experience. Dis Colon Rectum 60(10): 1065–1070.
9. Emile SH, Khan SM, Adejumo A et al (2020) Ligation of intersphincteric fistula tract (LIFT) in treatment of anal fistula: An updated systematic review, meta-analysis, and meta-regression of the predictors of failure. Surgery 167(2): 484–492.
10. Hong KD, Kang S, Kalaskar S et al (2014) Ligation of intersphincteric fistula tract (LIFT) to treat anal fistula: systematic review and meta-analysis. Tech Coloproctol 18(8): 685-691.
11. Qiu J, Yang G, Wang H et al (2019) Feasibility of ambulatory surgery for anal fistula with LIFT procedure. BMC Gastroenterology 19(1): 81.